3 Tín hiệu đồ thị cho biết mô hình sẽ tăng hay giảm trong giao dịch hàng hóa
Thứ Năm, 30/12/2021, 13:42, (GMT+7)
Tại thị trường đầu tư hàng hóa, có rất nhiều kiểu biểu đồ. Tuy nhiên có ba mẫu thường xảy ra để làm cơ sở của phân tích kỹ thuật là hướng đi lên hoặc đi xuống. DCV Invest xin giới thiệu đến các nhà giao dịch 3 mẫu biểu đồ phổ biến nhất.
1. Biểu đồ Nến Invertd Hammer – nến Búa ngược
Mô hình nến là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng nhà đầu tư cần biết. Nến Invertd Hammer – Đây là mô hình đảo chiều, xuất hiện rất nhiều trên các biểu đồ giá. Một trong những lý do giúp nhà đầu tư muốn thành công tại thị trường, là cần phải nắm rõ đặc điểm của mô hình này. Bên cạnh đó là cách sử dụng của mô hình nến để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Mô hình nến Inverter Hammer xảy ra chủ yếu tại đáy của xu hướng giảm giá. Là cảnh báo có khả năng đảo chiều tăng giá.
Khái niệm?
Inverted Hammer là một mẫu đảo ngược rất quan trọng. Sự xuất hiện của mô hình này cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá. Nó không phải là một tín hiệu, bản thân nó chỉ mang tính chất như là một dấu hiệu mua.
Sau một xu hướng giảm giá dài, mẫu Inverter Hammer xuất hiện là một dấu hiệu tăng giá. Bởi vì nó đã có sự lưỡng lự của nhà đầu tư. Lúc này, đường giá đang trong xu hướng giảm nhưng đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ và đáng kể của sự tăng giá ngay trong ngày giao dịch.
Tuy nhiên, người bán đã quay lại thị trường và đẩy giá xuống gần với giá mở cửa. Nhưng với việc đường giá có thể tăng đáng kể đã nói lên lực cầu đang thử thách sức mạnh lực cung của thị trường.
Những điểm cần lưu ý của mô hình nến Inverted Hammer
Mô hình nến búa ngược có thân nến nhỏ, thân nến có thể tăng hay giảm điểm. Có bóng nến dài bên trên với bóng nến nhỏ hoặc ngắn phía bên dưới. Một trader khi phát hiện ra nến búa ngược nên chờ phiên giao dịch tiếp sau kết thúc (chờ nến tiếp theo) để ra quyết định trước khi vào lệnh.
Dấu hiệu xác nhận mô hình đó là nến tăng giá mạnh xuất hiện sau nến búa (ngược) hoặc có một khoảng nhảy giá tăng (gaps up).
Khi giá thấp nhất và giá mở cửa gần giống nhau thì được gọi là mẫu Inverter Hammer tăng giá. Đây là mẫu thông dụng và là dấu hiệu cảnh báo có khả năng tăng giá mạnh vì giá thấp nhất và giá đóng cửa gần giống nhau.
Một mẫu nến Inverted Hammer sẽ có đầy đủ các đặc điểm sau:
- Thân nến nhỏ, bóng trên rất dài, bóng dưới ngắn.
- Bóng nến trên dài bằng ít nhất 2 lần so với độ dài của thân nến.
- Mô hình này có thể không có phần bóng nến dưới hoặc có nhưng rất nhỏ.
- Xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm.
- Có thể là một nến tăng hoặc một nến giảm.
Inverted Hammer cho tín hiệu đảo chiều tăng. Mô hình này thường không được sử dụng riêng lẻ mà cần phải kết hợp thêm ít nhất một cây nến sau đó nữa.
Ý nghĩa của mô hình nến Inverted Hammer
Mô hình nến Inverted Hammer là mô hình nến quan trọng đánh dấu sự đảo chiều tăng giá. Trong ngày xuất hiện Inverted Hammer thì thị trường mở cửa tại hoặc gần mức thấp nhất trong ngày. Sau đó giá thay đổi xu hướng và sẽ có đợt tăng giá.
Tuy nhiên nhà đầu cơ giá lên không thể duy trì đợt tăng giá trong thời gian còn lại trong ngày. Và cuối cùng giá đóng cửa nằm tại hoặc gần với giá thấp nhất.
Nếu ngày kế tiếp giá mở cửa trên thân nến của Inverted Hammer thì có nghĩa là những người bán khống tại mức giá mở cửa hoặc giá đóng cửa của Inverted Hammer đang mất tiền đầu tư.
Phân tích tâm lý mô hình nến Inverted Hammer
Lý do phải đợi một nến xác nhận sau nến búa ngược trước khi vào lệnh dựa vào phân tích tâm lý sẽ được lý giải sau đây. Thời điểm mở và đóng cửa của một phiên giao dịch thường có khối lượng giao dịch lớn nhất. Khi bên bán bán tại giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch.
Trường hợp nếu phiên giao dịch tiếp theo giá tăng mạnh sẽ gây sốc cho bên bán và khiến bên bán ở vào vị thế thua lỗ.
Giá càng tăng, để giảm thiểu rủi ro, họ càng phải nhanh chóng đóng lệnh để chốt lỗ cho giao dịch họ đã đặt, vì thế càng gia tăng áp lực mua vào.
Biểu đồ minh họa mô hình nến búa ngược


2. Biểu đồ Nến Bullish Engulfing
Mô hình Bullish Engulfing (nến nhấn chìm tăng) là mô hình quen thuộc với rất nhiều trader vì mô hình này có thể được xem là một trong những mô hình đảo chiều mạnh mẽ nhất để giá chuyển từ giảm sang tăng.
Khái niệm
Đã gọi là mô hình nhấn chìm thì tất nhiên phải sẽ có 1 cây nến bao phủ cây nến còn lại. Ở đây là mô hình nhấn chìm tăng Bullish Engulfing, đồng nghĩa cây nến tăng giá sẽ che phủ, ôm gọn cây nến giảm giá. Giống như cây cổ thụ che bóng mát cho những cây cỏ vậy.
Mô hình nến nhấn chìm tăng Bullish Engulfing cung cấp tín hiệu mạnh nhất khi xuất hiện ở dưới cùng của một xu hướng giảm, kích hoạt sự đảo chiều xu hướng hiện tại, khi người mua tham gia vào thị trường và đẩy giá lên cao hơn nữa.
Để có được điều này, xu hướng giá trước đó phải là 1 xu hướng giảm mạnh mẽ, rõ ràng. Nên khi xuất hiện 1 nến tăng lớn cho thấy người mua đang đổ xô vào thị trường khống chế đà giảm, lấy đà để đẩy giá tăng lên. Sau khi cây nến xanh kết thúc, sẽ có nhiều nhà giao dịch 1 lần nữa muốn xác định xem đây có thực sự là điểm khởi đầu cho xu hướng tăng không, vì lẽ đó họ sẽ có thể là đẩy giá xuống các vùng hỗ trợ chính và chống lại hành vi giá đang tăng kia. Tuy nhiên, họ (phe bán) dường như không đủ sức để đầy giá xuống hơn nữa, nên cuối cùng lại tiếp tục tạo ra các cây nến xanh. Và đây cũng là lúc để xác nhận xu hướng tăng chuẩn bị bắt đầu.
Đặc điểm nhận dạng Bullish Engulfing
- Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm
- Nến xanh tăng giá sẽ phải đủ lớn để bao trùm toàn bộ thân nến (không cần quan tâm đến râu nến).
- Tín hiệu đảo chiều sẽ trở nên mạnh hơn khi mà cây nến đỏ là một cây Doji.
Tìm điểm vào lệnh với mô hình nến Bullish Engulfing

Nhìn vào hình trên bạn sẽ thấy một biến động giảm giá và theo ngay sau đó là mô hình nến nhấn chìm tăng giá (Bullish Engulfing). Lúc này, nếu bạn phát hiện ra mô hình trên là nhấn chìm tăng giá (Bullish Engulfing) và bạn BUY, rất có thể bạn đã kiếm được một khoản lợi nhuận. Đặc biệt khi bạn thiết lập lệnh như sau:
Điểm Entry: ngay tại điểm mở nến thứ 3 theo mô hình nhấn chìm tăng giá (Bullish Engulfing).
Điểm dừng lỗ: sẽ được đặt phía dưới cùng của râu nến nhấn chìm tăng giá (Bullish Engulfing) 1-2 pip
Đây thực sự sự là mô hình giao dịch đảo chiều mạnh mẽ và hiệu quả hơn, hoặc ít nhất là giao dịch có xác suất tắng cao hơn, khi giá giảm mạnh. Lý do cho điều này thực ra khá đơn giản: giá cả thị trường bị thúc đẩy bởi tâm lý của những người tham gia thị trường hàng hóa. Sau một xu hướng giảm giá mạnh các nhà giao dịch (phe bán) gần như kiệt sức, mệt mỏi trong việc có thể duy trì xu hướng giảm giá mạnh liên tục như vậy trong thời gian lâu hơn nữa. Trong khi đó, nhiều người lại cố gắng đẩy giá lên điều này đã khiến cho phe bán gần như yếu thế, hoàn toàn nhường lại “cuộc chơi” cho phe mua, nên giá sẽ đảo chiều và bắt đầu tăng cao.
3. Biểu đồ nến Doji
Trong phân tích kỹ thuật, trader nói chung đều rất hay sử dụng nến Doji. Những mô hình nến này phản ánh tương đối chuẩn xác diễn biến giá cả thị trường hàng hóa. Từ đó, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định đặt lệnh chính xác, đem về lợi nhuận cao.

Khái niệm
Nến Doji là một trong những dạng công cụ phân tích kỹ thuật khá thường dùng khi phân tích diễn biến giá cả thị trường. Thông thường, nến Doji hình thành khi giá mở phiên và giá chốt phiên xấp xỉ nhau. Nếu xét độc lập một cây nến, Doji sẽ sở hữu hình dạng giống như dấu “+”.
Xét về bản chất, Doji thuộc kiểu nến trung lập xuất hiện khi lực cung và cầu đang ở thế cân bằng. Dấu hiệu này cho biết sắp có một đợt điều chỉnh phá vỡ thế cân bằng. Nến Doji sẽ được phân thành nhiều nhóm khác nhau dựa theo mức giá mở phiên và chốt phiên phản ánh trên thân nến.
Ý nghĩa của một cây nến Doji
Trong phân tích kỹ thuật người ta cho rằng mọi thông tin phản ánh giá vào giá tài sản rất quan trọng để đánh giá hướng dịch chuyển giá cả
Vậy nên, khi tiến hành phân tích kỹ thuật, người ta thường sử dụng đến hệ thống không cũng chỉ báo. Nhằm giảm thiểu sai lệch, xác định xác suất lý tưởng nhất để giao dịch. Theo đó là sự hình thành của các mô hình nến.
Hầu hết mô hình nến đều bao gồm 4 thành phần cơ bản giúp xác định mẫu hình. Dựa vào hình dạng của từng cây nến, nhà phân tích có thể đưa ra nhận định, phần nào dự án giá trong tương lai sẽ dịch chuyển tăng, giảm hay sang ngang.
Dựa vào mô hình nến Nhật nói chung hay nến Doji nói chung đều cung cấp đến 4 thông tin cơ bản. Bao gồm:
- Mức giá mở cửa (giá mở phiên)
- Mức giá đóng cửa (giá chốt phiên)
- Giá cao nhất trong phiên giao dịch
- Giá thấp nhất trong phiên giao dịch
Khung thời gian của một phiên có thể tính theo ngày, theo giờ hay thậm chí theo phút. Thân nến được xác định bởi giá mở phiên và chốt phiên. Phía ngoài thân nến chính là bóng nến.
Nến Doji phản ánh thế lưỡng lự giữa phe mua và phe bán, hai phe tương đối cân sức tạo thế cân bằng về giá. Ngoài ra cũng có khả năng là do một xu hướng đảo chiều chuẩn bị diễn ra hoặc xu hướng cũ vẫn duy trì khiến giá dịch chuyển sang ngang.
Do đó trong phân tích kỹ thuật, người ta thường xem nến Doji như một tín hiệu cảnh báo sớm. Từ đó, giúp trader dự báo xu hướng có thể nhận biết hướng đảo chiều.
Vai trò của nến Doji trong phân tích kỹ thuật
Nến Doji có vai trò đặc biệt trong phân tích kỹ thuật. Nó hỗ trợ đắc lực trader xác định xu hướng nào sẽ chi phối trong tương lai gần . Đây là cơ sở quan trọng gì đưa ra chiến lược đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
Trong trường hợp nến Doji đóng vai như một tín hiệu xu hướng nhưng xu hướng cũ vẫn quá mạnh, thị trường sẽ không có biến động gì nhiều. Lúc này, đảo chiều chưa thể xảy ra.
Còn nếu như một nến Doji xuất hiện sau hàng loạt nến tăng và bé dần có nghĩa phe mua đang đuối sức. Nếu muốn đẩy giá cao hơn nữa, phe mua phải tiếp tục duy trì lực mua và có thêm nhiều người mua cùng tham gia.
Tuy nhiên lúc này phe bán lại đang mạnh lên, khiến giá bị kéo xuống. Đà tăng không thể duy trì và phải nhường chỗ cho xu hướng giảm.
Một số hạn chế của nến Doji
Các mô hình nến Doji không phải là công cụ chỉ báo hoàn hảo, chúng vẫn còn tồn tại chế nhất định. Trong đó nhược điểm lớn nhất chính là chỉ có thể dự báo trên biển giá cả trong xu hướng ngắn hạn.
Có nghĩa nếu chỉ dựa vào nến Doji, bạn sẽ không thể dự đoán giá cả trong dài hạn. Mô hình nến Doji nói chung chỉ thích hợp sử dụng trong khung thời gian giải thích từ 1 đến 3 ngày hoặc ngắn hơn.
Thống kê từ thực tế đã cho thấy tính chính xác của nến Doji nên đến 70%. Nến Doji chủ yếu xuất hiện khi thị trường ở thế cân bằng. Có nghĩa phe mua và phe bán đều đang giằng co nhau nhưng không bên nào thắng thế hoàn toàn. Hầu hết các thị trường tài chính đều có sử dụng nến Doji trong quá trình phân tích. Trong đó có thị trường hàng hóa phái sinh.
Ban nội dung DCV
Bài viết có tham khảo kiến thức từ 1 số trang thông tin kiên thức về tài chính. Hy vọng với bài viết tổng hợp này, nhà đầu tư sẽ có góc nhìn bao quát về Ba mô hình nến thông dụng khi phân tích kỹ thuật thị trường hàng hóa phái sinh. Đồng thời sẽ kết hợp sử dụng hiệu quả mô hình nến này. Chúc các nhà đầu cơ giao dịch hàng hóa thành công!