Bảo hiểm hàng hóa là gì? Tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa trong thị trường hàng hóa phái sinh
Thứ Ba, 31/05/2022, 14:41, (GMT+7)
Không có kênh đầu tư nào đảm bảo 100% không có rủi ro. Điểm khác biệt của thị trường hàng hóa phái sinh là nhà đầu tư, các bên tham gia thị trường có thể được bảo vệ bởi một loại hình bảo hiểm đặc biệt – bảo hiểm hàng hóa.
Bảo hiểm hàng hóa là gì? Các bên tham gia và nhà đầu tư hưởng lợi gì khi tham gia bảo hiểm hàng hóa phái sinh? Mời quý nhà đầu tư cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết của DCV Invest.
1. Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm hàng hóa là một dạng cam kết có điều kiện. Khi tham gia bảo hiểm hàng hóa, nếu có rủi ro hay tổn thất với hàng hóa thì chúng ta sẽ được bồi thường. Điều kiện tiên quyết là hàng hóa này đã được liệt kê trong quy định của hợp đồng bảo hiểm.
Với các bên tham gia thị trường hàng hóa cơ sở, bảo hiểm hàng hóa giúp các đơn vị tham gia thị trường bảo vệ quyền lợi đối với hàng hóa vật chất.
Trong thị trường hàng hóa phái sinh, các giao dịch dựa trên chỉ số giá của các hàng hóa cơ sở. Bởi vậy, bảo hiểm hàng hóa chính là bảo hiểm về giá cho các mặt hàng tham gia thị trường. Nhờ chính sách bảo hiểm giá hàng hóa này, nhà đầu tư có thể yên tâm về tính minh bạch, an toàn của thị trường.
Bảo hiểm hàng hóa vật chất trong thị trường hàng hóa cơ sở được quy định rõ bởi pháp luật và hợp đồng khi các đơn vị ký kết mua bán hàng hóa với nhau.
2. Sự cần thiết của bảo hiểm giá hàng hóa
Trong thị trường hàng hóa phái sinh, hàng hóa cơ sở gồm nông sản, công nghiệp, năng lượng, kim loại. Trong đó, nông sản là nhóm có giá dễ biến động nhất, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, tình hình chính trị thế giới…
Bảo hiểm giá hàng hóa phái sinh sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm mua vào, dễ dàng kiểm soát giá thị trường, định lượng được lợi nhuận dự kiến. Còn nông dân thì an tâm sản xuất. Chính bởi nhu cầu này, bảo hiểm hàng hóa phái sinh là giải pháp giúp các bên tham gia thị trường an tâm thực hiện nghĩa vụ, tăng tính minh bạch và hiệu quả cho thị trường.
>>> Xem thêm: Đầu tư hàng hóa phái sinh thế nào sinh lời
3. Đối tượng của bảo hiểm hàng hóa phái sinh
Bảo hiểm hàng hóa phái sinh, đặc biệt là bảo hiểm giá hàng hóa đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Cụ thể, đối tượng của bảo hiểm như sau:
– Nhà đầu tư an tâm về tính minh bạch của giá, độ cam kết của thị trường, yên tâm thực hiện giao dịch bất kể thị trường tăng hay giảm.
– Người nông dân trồng trọt và chăn nuôi sử dụng bảo hiểm hàng hóa để phòng rủi ro khi giá nông sản giảm và thức ăn chăn nuôi tăng giá, an tâm sản xuất.
– Người kinh doanh sẽ giảm lo ngại sụt giá hàng hóa bất thường trong thời gian nắm giữ hàng hóa, an tâm lưu trữ.
– Người mua, các nhà máy chế biến nông sản an tâm hơn về giá nguyên liệu đầu vào, an tâm mua nguyên liệu và giảm tồn kho sụt giá.
– Các đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu an tâm hơn về sự ổn định giá xuất, nhập nông sản từ đó có chính sách xuất, nhập khẩu phù hợp.
– Người tiêu dùng có thể mua hàng hóa nông sản đã chế biến với giá ổn định.
>>> Xem thêm: Hàng hóa phái sinh lừa đảo
4. Ví dụ về bảo hiểm giá hàng hóa phái sinh
Doanh nghiệp X là đơn vị sản xuất cà phê hòa tan cần mua cà phê nguyên liệu – một sản phẩm đang giao dịch trong thị trường hàng hóa phái sinh. Doanh nghiệp X cần mua 100 tấn cà phê.
– Giá mua dự kiến là 40.000 đồng/kg
– Thời gian cần hàng: 6 tháng tới.
Trong 6 tháng này, doanh nghiệp X không muốn giá cao su nguyên liệu tăng bất thường so với giá họ đã dự kiến. Bởi vậy, công ty X lên sàn giao dịch mua hợp đồng tương lai (HĐTL) của 100 tấn cà phê với kỳ hạn 6 tháng, mức giá là 40.000 đồng/kg.
=> Như vậy, 6 tháng sau, doanh nghiệp X vẫn sẽ nhận đủ hàng, với mức chi phí dự kiến, bất kể giá cà phê có tăng.
Ở chiều ngược lại, nếu giá thị trường giảm còn 35.000 đồng/kg, doanh nghiệp có thể bán khống HĐTL này để nhận được sự bảo vệ cần thiết (khóa giá bán). Như vậy, phần chịu lỗ doanh nghiệp phải chịu ở thị trường cơ sở bằng đúng phần lời công ty thu được qua thị trường phái sinh. Nhờ chính sách bảo hiểm giá, doanh nghiệp X có thể an tâm hoạch định chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào cho 6 tháng sản xuất mà không cần lo lắng về biến động thị trường.
>>> Xem thêm: Bảng giá phái sinh hàng hóa
5. Cách tính chi phí bảo hiểm giá hàng hóa phái sinh
Quý nhà đầu tư có thể tham khảo cách tính phí bảo hiểm giá hàng hóa như sau.
5.1 Chi phí bảo hiểm hàng hóa bên mua
Chi phí sẽ dựa trên các chỉ số giá sau:
– Giá HĐTL tại thời điểm bắt đầu bảo hiểm giá (thời điểm mua HĐTL) – F1
– Giá HĐTL tại thời điểm kết thúc, thực hiện mua hàng hóa (thời điểm bán HĐTL) – F2
– Giá hàng hóa mua tại thời điểm thực hiện mua hàng hóa trên thị trường cơ sở: S2
– Lợi nhuận từ thị trường phái sinh = F2-F1
– Chi phí ròng NĐT bỏ ra = S2 – (F2-F1)
Ví dụ:
Tháng 5/2022, mức giá khô đậu tương trên thị trường cơ sở là 1.400$/bu. Công ty A muốn mua khô đậu tương với kỳ vọng giá đậu tương ổn định ở mức khoảng 1.500$/bu ở thời điểm tháng 10/2022 – khi công ty bắt đầu sản xuất vụ mới.
Công ty thực hiện bảo hiểm giá như sau:
– Tháng 5, công ty đã tiến hành mua HĐTL khô đậu tương với số lượng tương ứng số lượng thực tế họ cần và thời gian đáo hạn vào tháng 11/2022 với giá 1.300$/bu.
– Tới tháng 10/2022 công ty tiến hành mua khô đậu tương ở thị trường cơ sở với giá S2 và bán HĐTL đậu tương tháng 11/2022 trên thị trường phái sinh với giá 1.600$/bu.
– Tới tháng 10/2022, mức giá khô đậu tương trên thị trường cơ sở S2 = 1.800$/bu
=> Mức chi phí ròng NĐT bỏ ra = 1.800 – (1.600 – 1.300) = 1.400$
Như vậy, mức chi phí mua hàng hóa của công ty A vẫn ổn định trong khoảng họ mong muốn.
>>> Xem thêm: Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh
5.2 Tính chi phí bảo hiểm hàng hóa bên bán
– Giá HĐTL tại thời điểm bắt đầu bảo hiểm giá (thời điểm bán HĐTL) – F1
– Giá HĐTL tại thời điểm kết thúc, thực hiện bán hàng hóa (thời điểm mua HĐTL) – F2
– Giá hàng hóa mua tại thời điểm thực hiện bán hàng hóa trên thị trường cơ sở: S2
– Lợi nhuận từ thị trường phái sinh = F1-F2
– Chi phí bán ròng = S2 + (F1-F2)
Ví dụ: Tháng 3/2022, chưa tới thời điểm vụ thu lúa mì nhưng bên bán muốn bán với mức giá kỳ vọng trong khoảng 6,15$/giạ khi lúa mì thu hoạch vào tháng 6/2022.
Người bán thực hiện bảo hiểm giá như sau:
– Tháng 3/2022, họ bán HĐTL lúa mì có kỳ hạn vào tháng 7/2022, số lượng HĐ tương đương với sản lượng họ dự kiến có thể sản xuất, mức giá bán là 6.50$/giạ
– Tới tháng 6/2022, lúa mì vào vụ thu, nông dân thu hoạch và bán lúa mì thật trên thị trường hàng hóa cơ sở với giá S2 = 5.60$/giạ và mua HĐTL lúa mì trên thị trường hàng hóa phái sinh có kỳ hạn vào tháng 7/2022 với giá 6.00$/giạ.
=> Chi phí bán ròng nông dân thu được = 5.60 + (6.50 -6.00) = 6.10$.
Như vậy, mức giá bán của nông dân vẫn nằm trong khoảng mong muốn.
6. Hướng dẫn mua bảo hiểm hàng hóa
Như đã nói ở phần trước, bảo hiểm hàng hóa chính là một công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp có thể tránh khỏi các rủi ro về giá nguyên vật liệu, tồn kho, thành phẩm liên quan đến các loại hàng hóa đang kinh doanh.
Bảo hiểm hàng hóa (Hedging Commodity) được xem như “chiếc chìa khóa” khóa giá hàng hóa ngay từ ngày đầu diễn ra giao dịch đến thời điểm giao nhận hàng thật trong tương lai với mức giá không thay đổi.
Khi mua bảo hiểm hàng hóa của DCV Invest, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
– Cung cấp bản tin phân tích thị trường hàng hóa định kỳ.
– Hỗ trợ thông tin và tư vấn xu hướng giao dịch.
– Thủ tục vô cùng đơn giản với mức phí cạnh tranh.
– Được cung cấp phần mềm giao dịch giúp bạn có thể chủ động, tiết kiệm thời gian trên cả Desktop & Mobile.
Ngoài ra, hiệu lực của loại bảo hiểm này chính là hiệu lực của các hợp đồng mua/bán trên sàn giao dịch hàng hóa. Nếu như các nhà đầu tư cá nhân hay doanh nghiệp muốn mua bảo hiểm hàng hóa, bạn có thể liên hệ ngay với DCV Invest qua hotline 024.9999.8669. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ 24/7 để giúp khách hàng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất.
7. DCV Invest – Đơn vị tư vấn bảo hiểm hàng hóa phái sinh chuyên nghiệp
Là một trong những đơn vị đồng hành cùng các NĐT tham gia thị trường phái sinh từ những ngày đầu, sàn phái sinh DCV Invest tự hào là thành viên kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam, được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động.
Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu am hiểu về thị trường, bên cạnh các dịch vụ tư vấn đầu tư, ủy thác đầu tư, DCV Invest còn cung cấp cho các NĐT và doanh nghiệp công cụ hiệu quả bảo hiểm rủi ro giá nguyên vật liệu, thành phẩm, tồn kho liên quan đến các loại hàng hóa phái sinh.
Cụ thể, DCV Invest đem lại nhiều tiện ích như:
– Cung cấp các bản tin về phân tích thị trường định kỳ
– Tư vấn xu hướng giao dịch, hỗ trợ thông tin
– Chi phí cạnh tranh, thủ tục nhanh gọn, đơn giản
– Cung cấp phần mềm giao dịch, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.
Các loại hàng hóa giao dịch áp dụng bảo hiểm hàng hóa gồm:
– Nông sản: cao su, cà phê, ngô, bông, ngũ cốc, đậu tương, lúa mì…
– Kim loại: nhôm, đồng, Niken, thép, chì…
– Năng lượng: xăng, khí đốt, khí tự nhiên, dầu thô.
DCV Invest luôn sẵn sàng hỗ trợ cho mọi khách hàng có điều kiện tham gia bảo hiểm hàng hóa phái sinh là các khách hàng doanh nghiệp và đủ năng lực tài chính đảm bảo nghĩa vụ thanh toán liên quan.
Mọi thông tin cần tư vấn thêm về bảo hiểm hàng hóa phái sinh, vui lòng liên hệ DCV Invest để được hỗ trợ nhanh chóng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: https://dcvinvest.com/