Giao dịch spread là gì? Giao dịch spread trong giao dịch hàng hóa
Thứ Ba, 02/08/2022, 14:21, (GMT+7)
Giao dịch spread là một trong những phương thức giúp nhà đầu tư (NĐT) giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận khi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh. Với nhiều đặc tính như: mức ký quỹ thấp, dễ dàng quản trị rủi ro, mở ra nhiều cơ hội đầu tư, giao dịch spread đang được rất nhiều NĐT quan tâm.
DCV Invest sẽ giới thiệu kỹ hơn về giao dịch spread là gì cũng như các đặc điểm của loại hình này qua bài viết dưới đây.
Giao dịch spread mở ra nhiều cơ hội đầu tư đang thu hút sự quan tâm rất lớn
Giao dịch Spread là gì?
Giao dịch Spread trong giao dịch hàng hóa, có thể hiểu là chiến lược kinh doanh chênh lệch giá của những loại hàng hóa cơ sở có liên quan đến nhau hoặc thay thế nhau. Ví dụ: nguyên liệu và thành phẩm (đậu tương và dầu đậu tương), hàng hóa thay thế (lúa mì và ngô).
Mục đích của giao dịch spread là giúp NĐT hoặc trader có thể kiếm lời từ sự chênh lệch giữa mua và bán hợp đồng (HĐ) tương lai khác nhau cùng lúc (khóa lợi nhuận).
Ví dụ: Trong thị trường hàng hóa phái sinh, việc nắm giữ vị thế mua nguyên liệu thô và vị thế bán với hàng hóa thành phẩm sẽ giúp NĐT tạo ra lợi nhuận (thể hiện trong biên lợi nhuận của các công ty sản xuất), và giúp công ty sản xuất thành phẩm phòng vệ được giá trước những biến động của thị trường nguyên liệu.
Khi giao dịch, NĐT sở hữu cặp HĐ giao dịch spread sẽ nắm giữ và sử dụng 2 vị thế đối nghịch nhau (1 HĐ nắm vị thế mua, 1 HĐ nắm vị thế bán) để kiếm lời dựa trên chênh lệch giá trong cả 2 trường hợp: giá lên hoặc giá xuống và giảm rủi ro.
Ngoài ra, NĐT có thể đổi chiến thuật đầu tư và sử dụng giao dịch spread như cách để tăng tỷ lệ ký quỹ. Bởi mức ký quỹ yêu cầu spread của 1 cặp HĐ thường sẽ giảm đáng kể so với 1 HĐ riêng lẻ, từ đó, NĐT có thể gia tăng mức quỹ khả dụng và sử dụng mức quỹ này cho mục đích mong muốn.
Tham khảo:
Giao dịch Spread là gì?
Giao dịch spread trong giao dịch hàng hóa
Hiện nay thị trường hàng hóa phái sinh có 3 loại giao dịch spread chính:
- Inter-month (loại hình giao dịch liên kỳ hạn).
- Inter-commodity (loại hình giao dịch liên hàng hóa).
- Inter-exchange (loại hình giao dịch liên sở).
Trong đó, các giao dịch spread có liên quan đến nguyên liệu và thành phẩm được gọi là Commodity Product Spreads.
Inter-month
Inter-month là giao dịch cùng một loại hàng hóa nhưng có kỳ hạn khác nhau (tức tháng đáo hạn khác nhau).
Ví dụ: NĐT mua cặp HĐ spread lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 7/2022 và kỳ hạn tháng 9/2022 nghĩa là NĐT sở hữu vị thế mua HĐ lúa mỳ kỳ hạn tháng 7/2022 và vị thế bán HĐ kỳ hạn tháng 9/2022.
Sự thay đổi về mùa vụ, cung cầu có thể mỗi HĐ kỳ hạn khác nhau có mức thanh khoản khác nhau. NĐT muốn kiếm lời từ sự chênh lệch giá giữa các HĐ này sẽ sử dụng giao dịch inter-month. Trong trường hợp một HĐ có thể lỗ và 1 HĐ có lãi, mức tăng lợi nhuận ở HĐ lãi lớn hơn mức lỗ, như vậy giao dịch inter-month của NĐT sẽ thu lợi nhuận.
Với loại hình giao dịch này, NĐT cần nắm rõ những yếu tố tác động tới giá hàng hóa cơ sở như mùa vụ, thời tiết, cung cầu. Khi giao dịch inter-month spread, NĐT chỉ cần quan tâm tìm hiểu một loại hàng hóa cụ thể, nắm rõ được đặc điểm và biến động.
Khi giao dịch inter-month spread, NĐT chỉ cần quan tâm tìm hiểu một loại hàng hóa cụ thể
Inter-commodity
Là chiến lược giao dịch spread thực hiện mua và bán đồng thời HĐ của các loại hàng hóa khác nhau có cùng kỳ hạn. Các mặt hàng này có thể có mối liên hệ với nhau.
Ví dụ: NĐT bán cặp HĐ Spread lúa mì có kỳ hạn tháng 12/2022 và HĐ ngô có kỳ hạn tháng 12/2022. Tức là NĐT nắm vị thế bán HĐ lúa mỳ kỳ hạn tháng 12/2022 và vị thế mua HĐ ngô kỳ hạn tháng 12/2022.
Ngô và lúa mì đều là hai nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi. Thị trường lúa mì có thể bị ảnh hưởng bởi biến động giá từ thị trường ngô. Có thời điểm, các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng thành phần lúa mỳ nếu giá ngô tăng cao hơn giá lúa mì.
Khi đó, NĐT lựa chọn giao dịch Inter-commodity spread, tận dụng sự chênh lệch giá giữa 2 hàng hóa này với cùng kỳ hạn để tìm kiếm lợi nhuận.
Inter-exchange
Là giao dịch mua và bán HĐ của hai loại hàng hóa giống nhau nhưng niêm yết trên các sở giao dịch hàng hóa khác nhau có giao dịch liên thông.
Phương thức hoạt động của loại hình giao dịch này gần tương tự với giao dịch inter–month, tuy nhiên hoạt động trên các sàn giao dịch liên thông. NĐT cần hiểu rõ về các thay đổi giá, cũng như các yếu tố cung cầu thị trường tác động tới giá hàng hóa tại từng sàn để có thể kiếm lời.
Commodity Product Spreads
Là mua bán HĐ liên quan đến nguyên liệu thô và quá trình chế biến nguyên liệu thô thành hàng hóa cơ sở khác.
Một số loại Commodity Product Spreads phổ biến là:
- Soybean Crush Spread: các HĐ mua bán đậu tương và sản phẩm chế biến từ đậu tương như dầu đậu tương, khô đậu tương. Soybean Crush Spread giúp các nhà sản xuất phòng ngừa rủi ro về giá nguyên liệu và tận dụng cơ hội tăng lợi nhuận từ thị trường phái sinh.
- The Crack Spread: HĐ mua bán dầu thô và các sản phẩm xăng dầu thành phẩm chế biến từ dầu thô. Cracking là quá trình chưng cất và tách chiết dầu thô thành các sản phẩm dầu hoàn chỉnh như xăng, propan, nhiên liệu đốt…
- The Spark Spread: HĐ mua bán khí tự nhiên (nguyên liệu) và điện (thành phẩm).
- The Dark Spread: HĐ mua bán than (nguyên liệu) và điện (thành phẩm).
Cách tính lãi – lỗ giao dịch Spread
Sau khi đã biết giao dịch spread là gì, sau đây, NĐT có thể tham khảo cách tính lãi lỗ giao dịch như sau:
Inter-month Spreads
Cách tính lãi lỗ tương tự như với HĐ kỳ hạn tiêu chuẩn. Ví dụ: NĐT mua cặp HĐ spread lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 7/2022 và kỳ hạn tháng 9/2022 với mức giá 42 cen/giạ. Quy mô HĐ là 5.000 giạ.
Nghĩa là NĐT sở hữu vị thế mua HĐ lúa mỳ kỳ hạn tháng 7/2022 và vị thế bán HĐ kỳ hạn tháng 9/2022 và mức giá chênh lệch của 2 HĐ là 42 cen/giạ.
Giả sử: tại thời điểm mua, cặp HĐ lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 7/2022 có giá 578 cen/giạ và HĐ lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 9/2022 có giá 536 cen/giạ.
Nếu giá HĐ lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 7/2022 tăng lên 580 cen/giạ và HĐ lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 9/2022 tăng lên 537 cen/giạ.
NĐT sẽ có lãi: (580 – 578) *5,000 + (536 – 537) *5,000 = 5,000 cen = 50$.
Tìm hiểu cách tính lãi lỗ của giao dịch spread
Inter–commodity Spreads
NĐT bán cặp spread HĐ lúa mì và HĐ ngô kỳ hạn tháng 12/2022 với giá 142 cen/giạ (giá HĐ lúa mì ban đầu là 660 cen/giạ và giá HĐ ngô là 518 cen/giạ). Quy mô HĐ là 5,000 giạ.
Vị thế bán HĐ lúa mỳ kỳ hạn 12/2022 tại mức giá 665 cen/giạ và vị thế mua HĐ ngô kỳ hạn 12/2022 là 520 cen/giạ.
Mức lãi của NĐT sẽ là: (665 – 660) * 5,000 + (518 – 520) * 5,000 = 15,000 cen = 150$
Commodity Product Spreads
Ví dụ: Với sản phẩm đậu tương và dầu đậu tương, khô đậu tương, sở giao dịch hàng hóa đưa ra cách định giá sản phẩm ép dầu = 30 HĐ (mua 10 HĐ đậu tương, bán 11 HĐ khô đậu tương và bán 9 HĐ dầu đậu tương).
Cách định giá khi đó sẽ như sau:
[Giá khô đậu tương ($/short ton) x 0.022 + Giá dầu đậu tương ($/lb) x 0.11] – giá đậu tương nguyên liệu ($/bu).
Nếu giá HĐ đậu tương có kỳ hạn tháng 12/2022 ở mức 139.5, mức lãi lỗ có thể được tính theo công thức: ({Giá của khô đậu tương tháng 12/2022} 395 x 0.022 + {Giá của dầu đậu tương} 58 × 0.11) – {Giá của đậu tương nguyên liệu} 13.675.
Cách tính ký quỹ trong giao dịch Spread
Ký quỹ giao dịch Spread thường thấp hơn mức ký quỹ của từng HĐ kỳ hạn tiêu chuẩn riêng lẻ.
- Cách tính ký quỹ cho giao dịch inter-month spreads như sau:
Ký quỹ ban đầu = ký quỹ chân 1 – ký quỹ chân 2 + intra spread charge.
Ví dụ: Ký quỹ đối với kỳ hạn HĐ đậu tương tiêu chuẩn là 3,000$, của ngô là 1,500$. Trong khi ký quỹ của cặp giao dịch spread đậu tương và ngô chỉ là 1,125$ thay vì 4,500$.
- Cách tính ký quỹ cho giao dịch inter commodity spread:
Ví dụ: Cặp spread ngô và đậu tương có tỷ lệ là 1:2, inter rate là 65%. Ký quỹ ban đầu của HĐ ngô và HĐ đậu tương là 15000$ và 35000$.
Số tiền ký quỹ khi áp dụng inter rate: (15000$ + 35000$ * 2) * (1 – 65%) = 3975$.
Lưu ý: Mức inter rate và intra spread charge thường sẽ được quy định theo từng sàn giao dịch và được công bố công khai trên từng sàn.
Bên cạnh quan tâm giao dịch spread là gì, NĐT cần biết về mức ký quỹ trong giao dịch spreads
Điều kiện thực hiện giao dịch spread
Khi NĐT có nhu cầu thực hiện giao dịch spread, số dư tài khoản hoặc giá trị tài sản dòng ký quỹ phải ở mức tối thiểu là 1 tỷ VND.
Hạn mức tài khoản giao dịch (TKGD) được cấp cho các TVKD là 5 TKGD Spread/1 TVKD (với những TVKD trong TOP 5 có thể được cho phép nhiều TKGD Spread hơn).
Nếu báo cáo sao kê cuối phiên hôm trước, cho thấy tài sản ròng ký quỹ thấp hơn 1 tỷ VNĐ, tài khoản của NĐT sẽ ở trạng thái Liquidation only (tức là được đóng vị thế cũ, không được mở vị thế mới). Khi đó, NĐT vẫn có thể rút tiền. Tuy nhiên cần nộp bổ sung ký quỹ đạt mức yêu cầu, để mở vị thế thực hiện giao dịch spreads.
Hiện nay, DCV Invest nhận hướng dẫn khách hàng là NĐT có mong muốn mở tài khoản giao dịch spreads. Để được tư vấn cụ thể, quý NĐT liên hệ tới hotline 024.9999.8669 nhận hỗ trợ chi tiết nhất.
Cách lấy hợp đồng spread trên CQG
Bên cạnh có tài khoản giao dịch spreads, để thực hiện giao dịch trên CQG, NĐT cần đặt mua và bán theo tỷ lệ mỗi cặp spreads khác nhau.
Với inter-month spreads
Cấu trúc mã như sau:
Mã Spread = mã hàng hóa + S + khoảng cách 2 kỳ hạn + tháng kỳ hạn gốc + năm kỳ hạn gốc.
Ví dụ: Mã spread của mặt hàng ngô có tháng đáo hạn H (mar – tháng 3) như sau: ZCES1H22.
ZCE: mã hàng hóa ngô trên CQG.
S: giao dịch spreads.
1: khoảng cách 2 kỳ hạn là 1 tháng kể từ kỳ hạn gốc.
H: tháng kỳ hạn gốc (mar – tháng 3).
22: năm kỳ hạn gốc (năm 2022).
Lưu ý: Trong CQG, cặp inter-month spreads sẽ được định hình chiều mua là mua giao dịch tháng gần, bán giao dịch tháng xa và chiều bán là mua giao dịch tháng xa, bán giao dịch tháng gần.
Ví dụ: Giao dịch spread giữa HĐ ngô kỳ hạn tháng 7/2022 và HĐ ngô kỳ hạn tháng 9/2022 sẽ là ZCES1N22.
Với inter-commodity spreads
Với giao dịch inter-commodity spreads, CQG sẽ tự tạo mã tương ứng cho từng cặp HĐ riêng theo tùy chọn của NĐT.
Đầu tư hàng hóa phái sinh hiệu quả cùng DCV Invest
Trên đây, DCV Invest đã giới thiệu tới các NĐT những thông tin cần biết về giao dịch spread như: giao dịch spread là gì, các loại hình spreads hiện nay, cách tính ký quỹ cũng như cách lấy HĐ spreads từ CQG.
Đầu tư hàng hóa phái sinh hiệu quả cùng DCV Invest
Với đội ngũ chuyên gia cố vấn dày kinh nghiệm, các tư vấn viên am hiểu chuyên môn, DCV Invest luôn nỗ lực hết mình giúp các NĐT có được thông tin đầy đủ nhất và ngày càng am hiểu thị trường, tự tin trở thành những NĐT hàng hóa phái sinh thành công.
Mọi thông tin NĐT cần tư vấn thêm về giao dịch spread, vui lòng liên hệ DCV Invest theo hotline 024.9999.8669 để được hỗ trợ.