Có phải đầu tư hàng hóa phái sinh lừa đảo? Những điều cần biết thi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh
Thứ Ba, 31/05/2022, 15:21, (GMT+7)
Là kênh đầu tư lâu đời hơn cả cổ phiếu và trái phiếu, mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, độ rủi ro thấp, đầu tư hàng hóa phái sinh đang trở thành “mỏ vàng” mới được nhiều nhà đầu tư (NĐT) trên thế giới lựa chọn.

Đây là một thị trường mới, sức hấp dẫn lớn nên nhiều nhà đầu tư muốn tham gia kiếm lời nhưng còn băn khoăn liệu có phải đầu tư hàng hóa phái sinh lừa đảo? Cần chuẩn bị gì để tham gia thị trường hàng hóa phái sinh?
Tham khảo ngay bài viết dưới đây của DCV Invest để hiểu rõ hơn về thị trường này.
1. Hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh là kênh đầu tư mà tại đó nhà đầu tư thực hiện mua/bán một khối lượng hàng hóa nhất định đến một thời điểm nhất định trong tương lai. Sản phẩm phái sinh được phân thành 4 nhóm: nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, kim loại.
– Với các mặt hàng cụ thể như ngô, đậu tương, bông, cà phê, cao su, dầu mỏ, bạc, đồng, bạch kim… những hoạt động mua/bán các hợp đồng tương lai của hàng hóa phái sinh dưới sự quản lý và kiểm soát của Sở giao dịch Hàng hóa quốc tế được cấp phép tại các quốc gia.
>>> Xem thêm: Hợp đồng tương lai là gì

Trong thị trường hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư kiếm lời dựa trên các chênh lệch về giá giao dịch. Ban đầu, thị trường này ra đời như một phương thức bảo trợ cho biến động giá của các mặt hàng nông sản, công nghiệp, năng lượng, kim loại.
Tại Việt Nam, đầu tư hàng hóa phái sinh đang trở thành thị trường lớn chỉ sau thị trường ngoại hối và chứng khoán.
>>> Xem thêm: Một số lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh
2. Lịch sử của giao dịch hàng hóa phái sinh
Giao dịch hàng hóa phái sinh đã xuất hiện lần đầu tiên từ thời Hy Lạp cổ đại, hình thức thỏa thuận thô sơ xuất phát từ các trao đổi có ký kết giữa nông dân và thương nhân mua bán. Tới khoảng năm 600 B.C, Thales (triết học gia, nhà toán học, thiên văn học Hy Lạp) đã là “nhà đầu tư hàng hóa phái sinh” đầu tiên khi ông quyết định chi một khoản tiền cố định để thanh toán trước và được quyền sử dụng theo mùa các máy ép dầu ở hai vùng Miletus và Chios.
Nhờ khoản tiền mua trước quyền này, năm đó khi vụ mùa bội thu và nhu cầu lẫn phí sử dụng máy ép tăng cao, ông đã thỏa thuận thanh lý hợp đồng với các chủ máy ép và thu về khoản lợi lớn. Đây chính là Hợp đồng quyền chọn đầu tiên được giao dịch trong lịch sử loài người.

Tới 1697, Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được cấp phép tại Osaka (Nhật Bản) dưới sự điều hành của các Samurai, nông dân sẽ cất trữ gạo và đấu giá. Các bên sẽ thỏa thuận với nhau, bên thắng sẽ nhận được chứng từ xác nhận để tiến hành giao gạo và trả tiền. Các thương gia đã chuyển nhượng chứng từ này và tạo ra một thị trường mua/bán chứng từ như những hợp đồng tương lai.
Năm 1848, Sở giao dịch thương mại Chicago (CBOT) thành lập, các loại hàng hóa cơ bản chỉ bao gồm nông sản (lúa mì, yến mạch, ngô…). Tới những năm 1980, 1990, làn sóng giao dịch hàng hóa phái sinh phát triển mạnh tại Châu Âu với sự ra đời của Sở giao dịch Hợp đồng tương lai và Quyền chọn tài chính London (London International Financial Futures and Options Exchange – LIFFE – Anh) năm 1982; Sở giao dịch các công cụ tài chính (Marché à Terme International de France – Matif – Pháp) năm 1986; và Sở giao dịch DTB tại Đức năm 1990.

Năm 1992, giao dịch điện tử đầu tiên được thực hiện tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME). Đến nay, nhiều sở giao dịch hàng hóa phái sinh lần lượt ra đời ở nhiều nơi trên thế giới như COMEX, NYMEX, TOCOM, ICE…là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường này.
3. Giao dịch hàng hóa phái sinh ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các hình thức của giao dịch hàng hóa phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai… đã xuất hiện dưới nhiều hình thức đối với các mặt hàng nông nghiệp như thủy, hải sản, cà phê…
Cụ thể:
– Sàn giao dịch hạt điều có kỳ hạn thông qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (2002).
– Sàn giao dịch Thủy sản Cần Giờ (2002).
– Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (2006).
– Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn thương tín (2010).
Tuy nhiên, số lượng giao dịch trên các sàn/trung tâm/sở giao dịch trên chưa nhiều, tính pháp lý đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chưa đủ ràng buộc, chưa đem lại quyền lợi phù hợp. Bởi vậy, hầu hết các đơn vị này chỉ hoạt động thời gian ngắn.
>>> Xem thêm: Bảng giá hàng hóa phái sinh

Tháng 4/2018, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) chính thức ra đời được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động. Với nhiều ưu thế vượt trội về công nghệ thông tin, các quy định rõ ràng hơn về tính pháp lý, quy định giao dịch cùng việc liên thông trực tiếp với các sở giao dịch hàng hóa toàn cầu. Sự ra đời này của MXV đã mở cánh cửa cho sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của thị trường hàng hóa phái sinh hiện nay.
4. Pháp luật quy định về tính hợp pháp của hàng hóa phái sinh
Trả lời cho câu hỏi hàng hóa phái sinh lừa đảo có đúng không? Nhà đầu tư có thể tham khảo một loạt các quy định pháp luật về tính pháp lý minh bạch cũng như được Nhà Nước bảo hộ của thị trường này.
Cụ thể, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia được Bộ Công Thương cấp phép duy nhất tại Việt Nam hiện nay.
– Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
– Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX). Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện giao dịch thép, cà phê và cao su.
– Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung NĐ 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua/bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
– Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép dùng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).
– Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa giao dịch liên thông, Bộ Công Thương đã chấp thuận theo các nguyên tắc của NĐ 51/2018/NĐ-CP.
– Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) – mã định danh pháp nhân gồm 20 ký tự chữ & số sử dụng trên toàn thế giới, nhằm định danh riêng biệt các pháp nhân tham gia giao dịch tài chính.
– Ngày 22/05/2020, Bộ Công Thương ký QĐ 1369/QĐ-BCT cho phép MXV niêm yết giao dịch các mặt hàng trong nhóm kinh doanh có điều kiện (nhóm năng lượng và gạo). Sau khi được Bộ Công Thương cho phép, MXV đã niêm yết giao dịch Xăng pha chế RBOB, Dầu WTI, Dầu WTI mini, Khí tự nhiên, Dầu ít lưu huỳnh, Dầu thô Brent và Gạo thô.
– Tháng 6/2020, MXV tăng vốn điều lệ 500 tỷ VNĐ, khẳng định vị thế để vươn lên trở thành Sở Giao dịch hàng hóa tầm cỡ.
– Tháng 7/2020, MXV đã đưa hệ thống phần mềm giao dịch CQG vào hoạt động thay thế hệ thống phần mềm Vision Commodity . Đây là hệ thống phần mềm giao dịch uy tín nhất thế giới kết nối trên 40 Sở Giao dịch Hàng hóa toàn cầu, đảm bảo đường truyền dữ liệu và có khả năng lưu trữ dữ liệu giao dịch lớn nhất.

Bên cạnh các quy định chung, hiện nay tất cả các đơn vị tư vấn đầu tư trong lĩnh vực hàng hóa phái sinh cũng đều phải được cấp phép là thành viên kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam mới được phép hoạt động.
5. Nhà đầu tư cần biết khi đầu tư hàng hóa phái sinh
Sau khi giải đáp thông tin hàng hóa phái sinh lừa đảo có đúng không, sau đây là 4 nguyên tắc DCV Invest lưu ý các nhà đầu tư trước khi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh.
5.1 Chuẩn bị tâm lý và kiến thức
Tâm lý ổn định giúp nhà đầu tư không dao động trước những biến động thị trường, không bị lôi kéo bởi tâm lý đám đông và kiên định với chiến lược, mục tiêu đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để chiến thắng trên mọi thị trường. Với những nhà đàu tư mới chưa vững tâm lý, sự đồng hành của các đơn vị tư vấn sẽ giúp nhà đàu tư nâng cao dần kinh nghiệm và bản lĩnh khi đầu tư.

Bên cạnh tâm lý, kiến thức là điều không thể thiếu. Đặc biệt trong thị trường hàng hóa phái sinh, tuy rủi ro thấp hơn chứng khoán hay các kênh khác bởi đặc thù hàng hóa cơ bản là những mặt hàng thiết yếu của sản xuất và cuộc sống. Nhưng các biến động về vụ mùa, thời tiết, các thay đổi vĩ mô, tình hình chính trị, chiến tranh, thiên tai… đều có thể gây ra biến động giá hàng hóa và mức lỗ/lãi trên thị trường.
5.2 Trong giao dịch hàng hóa phái sinh không có công thức
Càng sinh lời lớn, càng tiềm ẩn rủi ro, bởi vậy như bất cứ thị trường đầu tư nào, không có công thức CHẮC THẮNG cho thị trường hàng hóa phái sinh.
Hiểu rõ mục tiêu đầu tư, đạt được mục tiêu đầu tư mới là đích đến sàn phái sinh DCV Invest luôn nỗ lực hướng đến cho các nhà đầu tư của mình. Với chiến lược tốt, phong cách giao dịch phù hợp cá tính và mục tiêu mong muốn, quản lý vốn hiệu quả sẽ giúp nhà đàu tư giảm thiểu được rủi ro thị trường cao nhất.
Các nhà đầu tư có thể bắt đầu với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của DCV Invest để hiểu bản thân, hiểu mục tiêu đầu tư, từ đó định hình dần phong cách và chiến lược đầu tư, xây dựng hệ thống giao dịch phù hợp, bổ sung kiến thức liên tục để nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng đầu tư và trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp.
5.3 Không chơi phái sinh như con bạc
Trong thị trường hàng hóa phái sinh chỉ có lệnh bán hoặc mua, nhiều người cho rằng tỷ lệ chiến thắng luôn là 50:50. Điều này là vô cùng sai lầm.
Thực tế, chiến thắng trong một giao dịch hàng hóa còn nhiều yếu tố: chênh lệch giá mua/bán, chi phí giao dịch, tỷ suất lợi nhuận khi so sánh với các kênh ít rủi ro hơn… Những nhà đầu tư khôn ngoan và chiến thắng trên thị trường không bao giờ “giao dịch ngẫu nhiên”.
Chỉ có phân tích thị trường, khả năng đọc và hệ thống thị trường tốt, kỹ năng giao dịch, kinh nghiệm, bản lĩnh cùng chiến thuật tốt mới có thể đạt lợi nhuận ổn định, lâu dài.
5.4 Lựa chọn đơn vị tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, uy tín
Khởi đầu cùng một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro không đáng có khi mới vào thị trường. Đồng thời, những đơn vị tư vấn chuyên biệt về thị trường hàng hóa phái sinh như DCV Invest sẽ giúp nhà đầu tư nhanh chóng thích nghi, hiểu thị trường, từ đó lên được chiến lược, danh mục đầu tư phù hợp, khả năng sinh lời cao.
Nhà đầu tư còn thường xuyên được cập nhật kiến thức thị trường, các phân tích kỹ thuật, khuyến nghị đầu tư, cũng như các nhắc nhở hỗ trợ về quản lý vốn, ký quỹ kịp thời để giao dịch trơn tru, suôn sẻ.
6. Đầu tư hàng hóa phái sinh an toàn, hiệu quả
Tự hào trở thành thành viên Kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam theo số 83/QĐ/MXV ngày 24/03/2020, DCV Invest hiện cung cấp cho nhà đầu tư các dịch vụ:
– Tư vấn đầu tư hàng hóa
– Dịch vụ ủy thác đầu tư
Với tầm nhìn trở thành một trong những đơn vị tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh đáng tin cậy hàng đầu thị trường, DCV Invest quy tụ đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, nhạy bén, các tư vấn viên được đào tạo bài bản, các chuyên gia cố vấn giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường. Giúp DCV tự tin cung cấp cho nhà đàu tư sự hỗ trợ tốt nhất.
DCV Invest đã giúp các nhà đầu tư giải quyết băn khoăn có phải hàng hóa phái sinh lừa đảo. Nếu quý nhà đầu tư quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về thị trường phái sinh, vui lòng liên hệ với DCV Invest để được tư vấn chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: www.dcvinvest.com