Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ là gì? Đặc điểm và phân loại HĐHĐ
Thứ Ba, 02/08/2022, 15:28, (GMT+7)
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ là một trong những dạng hợp đồng (HĐ) hoán đổi đang được nhiều nhà đầu tư (NĐT) quan tâm. Hợp đồng này đem lại lợi ích như: đáp ứng nhu cầu chuyển dòng tiền để đầu tư nước ngoài; thanh toán xuất nhập khẩu; chuyển tiền nước ngoài; sinh lời từ vốn nhàn rỗi; thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất 2 đồng tiền và giúp NĐT quản lý dòng tiền hiệu quả hơn.
Mời quý NĐT cùng DCV Invest tìm hiểu hợp đồng hoán đổi ngoại tệ qua bài viết.
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ là một trong những dạng hợp đồng (HĐ) hoán đổi đang được nhiều nhà đầu tư (NĐT) quan tâm
Hợp đồng hoán đổi là gì?
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ là một dạng hợp đồng hoán đổi, để hiểu rõ hơn về hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, trước tiên, NĐT cần hiểu về HĐ hoán đổi.
Hợp đồng hoán đổi (Swap contract) là thỏa thuận HĐ giữa hai bên đối tác đồng ý trao đổi các khoản thanh toán định kỳ cho bên kia. Nói cách khách HĐ hoán đổi chính là trao đổi dòng tiền trong tương lai theo một phương thức định sẵn và trong khoảng thời gian định sẵn đã được hai bên thỏa thuận.
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ là một trong 5 loại hợp đồng hoán đổi đang được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: HĐ hoán đổi lãi suất, HĐ hoán đổi tiền tệ, HĐ hoán đổi tín dụng, HĐ hoán đổi hàng hóa và HĐ hoán đổi chứng khoán vốn.
Một HĐ hoán đổi sẽ có hiệu lực từ ngày định giá (tức ngày khởi đầu) và chấm dứt vào ngày đáo hạn (tức ngày kết thúc) HĐ.
Trong đầu tư tài chính, HĐ hoán đổi là một trong các công cụ phái sinh. Trong đó hai bên trao đổi dòng tiền, các dòng tiền trao đổi này được gọi là nhánh hoán đổi (legs) và được tính trên nguyên tắc danh nghĩa. Hai bên tham gia HĐ thống nhất với nhau về mặt tự nguyện, bình đẳng, ý chí khi ký HĐ.
Khác với các loại HĐ khác trong thị trường phái sinh như HĐ tương lai, HĐ quyền chọn…, HĐ hoán đổi không sử dụng để mua bán trực tiếp. Để hủy HĐ cần có sự thỏa thuận và đồng ý của cả hai bên.
Bởi vậy, HĐ hoán đổi thường được sử dụng chủ yếu với mục đích phòng ngừa rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu…)
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ là một trong 5 loại hợp đồng hoán đổi đang được sử dụng phổ biến hiện nay
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ là gì?
HĐ hoán đổi tiền tệ hay HĐ hoán đổi ngoại tệ chéo (Currency Swap contract) là HĐ phái sinh giữa hai bên liên quan đến trao đổi khoản tiền gốc và khoản thanh toán lãi suất của những dòng tiền sử dụng đồng tiền tệ khác nhau. Định giá thường được căn cứ trên chênh lệch LIBOR +/- (lãi suất chuẩn được các ngân hàng lớn toàn cầu cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng).
Khi tham gia giao dịch HĐ ngoại tệ, hai bên đồng ý về trao đổi số tiền gốc hoặc chỉ phần lãi. Hai khoản tiền chính tạo ra tỷ giá hối đoái ngụ ý.
Ví dụ: bên A giao dịch hoán đổi ngoại tệ là 10 triệu € so với bên B là 12,5 triệu USD sẽ ngụ ý mức tỷ giá hối đoái EUR/USD là 1,25. Tới ngày đáo hạn, NĐT có thể gặp rủi ro nếu tỷ giá hối đoái di chuyển xa mức 1,25 ban đầu.
Khi tham gia giao dịch HĐ ngoại tệ, hai bên đồng ý về trao đổi số tiền gốc hoặc chỉ phần lãi
Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
Một HĐ giao dịch hoán đổi ngoại tệ sẽ gồm 2 luồng (chân) thanh toán mức lãi suất theo mốc cố định hoặc thả nổi. Hoạt động chuyển tiền trả lãi sẽ xảy ra vào ngày định trước.
Mục đích của hoạt động này chủ yếu để phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn liên quan đến biến động tỷ giá hối đoái, hoặc giúp NĐT phải chịu mức lãi suất thấp hơn thông qua khoản vay ngoại tệ.
Ví dụ: Một công ty đang tiến hành kinh doanh ở nước ngoài sẽ sử dụng hoán đổi ngoại tệ để thu được khoản vay có lãi suất thấp hơn bằng đồng nội tệ.
Để hiểu hơn về đặc điểm của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, NĐT có thể theo dõi ví dụ sau:
Công ty A (Mỹ) muốn mở rộng hoạt động tại châu Âu và cần khoảng € 850,000 cho hoạt động này.
Công ty B (Đức) đang hoạt động tại Mỹ muốn mua lại một công ty khác tại Mỹ và cần 1 triệu USD.
Cả hai công ty sẽ thích vay tiền cho hoạt động của mình bằng nội tệ vì lãi suất thấp hơn, sau đó hai bên ký HĐ hoán đổi tiền tệ cho nhau. HĐ sẽ được thiết kế như sau: Công ty A nhận hạn mức tín dụng từ ngân hàng A với lãi suất cố định 3,5%. Công ty B vay ngân hàng B € 850,000 với lãi suất thả nổi LIBOR kỳ hạn 6 tháng. Công ty A va B sẽ trao đổi số tiền gốc (1 triệu USD và € 850,000) khi bắt đầu HĐ cùng với khoản thanh toán lãi suất 6 tháng 1 lần.
Như vậy, công ty A trả cho B các khoản thanh toán theo lãi suất thả nổi bằng đồng EUR trong khi công ty B thanh toán cho bên A lãi suất cố định 3,5% bằng đồng USD. Vào ngày đáo hạn, hai bên sẽ đổi lại số tiền gốc với tỷ giá tương đương (0,85 € = 1 USD).
Một HĐ giao dịch hoán đổi ngoại tệ sẽ gồm 2 luồng (chân) thanh toán mức lãi suất theo mốc cố định hoặc thả nổi
Các dạng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
Hiện nay, hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có thể phân loại dựa trên loại chân liên quan đến HĐ. Cụ thể như sau:
- HĐ hoán đổi lãi suất cố định so với lãi suất thả nổi: một bên của hoán đổi có luồng thanh toán lãi suất cố định trong khi một bên khác có luồng thanh toán theo lãi suất thả nổi.
- HĐ hoán đổi có lãi suất thả nổi so với lãi suất thả nổi: giao dịch này còn được gọi là HĐ hoán đổi cơ sở, cả hai luồng thanh toán ngoại tệ đều sử dụng các khoản thanh toán dựa trên mức lãi suất thả nổi.
- HĐ hoán đổi có lãi suất cố định so với lãi suất cố định: hai luồng thanh toán ngoại tệ hoán đổi cho nhau đều sử dụng lãi suất cố định.
Ví dụ: Khi hoán đổi dòng tiền giữa đồng USD và đồng CAD, một bên trả lãi suất cố định cho khoản vay bằng đồng CAD đổi với dòng tiền có lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi của đồng USD.
Lời kết
Trên đây DCV Invest đã giới thiệu tới các NĐT thông tin về hợp đồng hoán đổi ngoại tệ. Hy vọng những thông tin này đem đến cho NĐT thêm kiến thức để tự tin đầu tư hơn trong thị trường phái sinh nói chung và hàng hóa phái sinh nói riêng.
Mọi thông tin cần tư vấn thêm về hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hay hợp đồng hoán đổi trong hàng hóa phái sinh, vui lòng liên hệ DCV Invest để được hỗ trợ chu đáo nhất.
Website: www.dcvinvest.com
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 0249.999.8669
Xem thêm: