4 loại hợp đồng phái sinh hàng hóa nhà đầu tư cần biết
Thứ Năm, 22/09/2022, 11:27, (GMT+7)
Hiện nay, đầu tư hàng hóa phái sinh ngày càng có xu hướng mở rộng và phổ biến trên toàn thế giới. Khi nhắc đến loại hình đầu tư này, không thể bỏ qua khái niệm hợp đồng phái sinh là gì. Những hợp đồng này có tác dụng gì, được phân loại ra sao? Mời các nhà đầu tư cùng DCV Invest khám phá trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng phái sinh là một dạng trao đổi giữa bên mua và bên bán
1. Hợp đồng phái sinh là gì?
Hợp đồng phái sinh được hiểu là một dạng hợp đồng, thỏa thuận trao đổi giữa bên mua và bên bán. Trong hợp đồng đó, giá trị của hàng hóa được quy định dựa trên giá trị của hàng hóa cơ sở…Hợp đồng sẽ được kiểm soát và công bố bởi Sở giao dịch hàng hóa. Bản đặc tả hợp đồng sẽ cho thấy những đặc điểm quan trọng nhất có trong nội dung của nó như:
– Số lượng hàng hóa.
– Tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa.
– Xác định ngày giao nhận thực tế hàng hóa trong tương lai.
– Xác định địa điểm giao nhận hàng hóa trong tương lai.
2. Vai trò của hợp đồng phái sinh
Hợp đồng phái sinh thường xuất hiện nhiều trong các tài liệu liên quan đến xu hướng tài chính trong những năm gần đây. Vai trò của hợp đồng phái sinh trong giao dịch hàng hóa phái sinh được khái quát như sau:
– Phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư khi giao dịch hàng hóa.
– Giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận từ những biến động của giá trị cơ sở.
3. So sánh hợp đồng phái sinh với sản phẩm phái sinh
Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hợp đồng phái sinh và sản phẩm phái sinh. Dưới đây là bảng so sánh để mọi người hiểu rõ thêm về 2 khái niệm này:
Tiêu chí so sánh | Hợp đồng phái sinh | Sản phẩm phái sinh |
Bản chất | – Là những thỏa thuận trao đổi mà giá trị của chúng phụ thuộc vào cung – cầu của thị trường. | – Sản phẩm phái sinh được xem như một công cụ tài chính để thực hiện những giao dịch dựa trên sự chênh lệch về giá. |
Cách phân loại | – Hợp đồng phái sinh được chia thành các loại như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi… | – Sản phẩm phái sinh được phân chia thành các nhóm chính như năng lượng, nông sản, kim loại và sản phẩm từ công nghiệp… |
Thành phần tham gia | – Hợp đồng phái sinh được thực hiện bởi bên bán và bên mua cũng như chịu sự giám sát, điều chỉnh của Sở giao dịch hàng hóa. | – Sản phẩm phái sinh cũng chịu tác động của bên bán và bên mua nhưng không có sự can thiệp của Sở giao dịch. |
Hợp đồng phái sinh và sản phẩm phái sinh có nhiều điểm khác biệt
4. Các hợp đồng phái sinh phổ biến
Để dễ dàng phân biệt và tiện lợi cho việc áp dụng, người ta phân chia hợp đồng phái sinh thành 4 loại khác nhau bao gồm:
4.1 Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn (Forward) là một dạng hợp đồng mua hay bán một tài sản nhất định (tài sản cơ sở). Thời điểm thực hiện hợp đồng này được xác định trong tương lai. Mức giá đã được thỏa thuận ngay tại thời điểm bên mua và bên bán tiến hành ký kết hợp đồng.
Hợp đồng kỳ hạn là một trong 4 loại hợp đồng cơ bản trong giao dịch hàng hóa phái sinh
Ví dụ: Vào ngày 22 tháng 3 năm 2022, công ty A ký hợp đồng với công ty B mua 100 tấn gạo với hợp đồng 3 tháng. Giá kỳ hạn là 9 triệu đồng/ tấn gạo. Như vậy, sau 3 tháng, dù giá thị trường có thay đổi như thế nào, công ty A chắc chắn sẽ mua 100 tấn gạo với mức giá cố định như vậy. Nếu sau 3 tháng, giá gạo tăng lên mức 10 triệu đồng/ tấn. Công ty A sẽ có lãi 1 triệu đồng/ tấn, công ty B bị lỗ. Ngược lại, nếu giá gạo giảm chỉ còn 6 triệu đồng/ tấn, công ty A bị lỗ 3 triệu đồng/ tấn, còn công ty B có lãi.
Bên cạnh hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, ngày 10/6/2021, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đưa ra sản phẩm mới, bắt đầu cho phép giao dịch các Hợp đồng chênh lệch giá (Spread) – loại giao dịch mà nhà đầu tư đồng thời mua một hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và bán một hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa hai hợp đồng.
Giao dịch Spread
Hiện nay, giao dịch Spread gồm 3 loại chính:
– Inter-month (giao dịch liên kỳ hạn): là giao dịch hợp đồng của cùng loại hàng hóa nhưng có các kỳ hạn khác nhau
– Inter-commodity (giao dịch liên hàng hóa): là giao dịch hợp đồng của các loại hàng hóa khác nhau
– Inter-exchange (giao dịch liên Sở): là giao dịch của hàng hóa giống nhau được niêm yết trên các Sở giao dịch có liên thông
Điều kiện giao dịch các Hợp đồng Spread
– Tối thiểu tài khoản được phép giao dịch phải có số dư trên tài khoản hoặc giá trị tài sản ròng ký quỹ là trên 1 tỷ đồng.
+ Nếu số dư tài khoản hoặc giá trị ròng ký quỹ dưới 1 tỷ đồng (căn cứ trên báo cáo sao kê cuối phiên hôm trước), tài khoản của khách hàng ở tình trạng Liquidation Only, chỉ cho phép đóng vị thế cũ, không được mở mới vị thế.
– Để thực hiện giao dịch Spread, khách hàng cần có TKGD Futures và mở bổ sung TKGD Spread.
Giao dịch hợp đồng Spread có ưu điểm gì
– Giúp các nhà đầu tư gia tăng cơ hội giao dịch, tối đa hóa lợi nhuận
– Hạn chế và quản trị rủi ro vị thế.
Tuy nhiên, đây là đây là một hình thức giao dịch khá mới tại Việt Nam, chưa có nhiều tài liệu để các nhà đầu tư tham khảo. Nếu quý nhà đầu tư muốn tìm hiểu kỹ hơn về hình thức giao dịch này, liên hệ ngay với sàn phái sinh DCV Invest để được tư vấn tốt nhất.
4.2 Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai (Future) là kiểu thỏa thuận trao đổi một tài sản cơ sở xác định. Tài sản đó sẽ được chuyển giao với mức giá nhất định tại thời điểm trong tương lai (tài sản có hiệu lực trong hợp đồng). Đây là dạng hợp đồng trao đổi hàng hóa phái sinh đầu tiên trên thế giới. Hiện nay, đây cũng là hợp đồng phái sinh duy nhất có hiệu lực tại Việt Nam.
Ví dụ: Đầu năm 2021, công ty A mua từ công ty B 10.000 cổ phiếu với giá trị 100.000đ/1 cổ phiếu, thời điểm mua là đến cuối năm 2021. Dù đến cuối năm 2021, giá cổ phiếu là bao nhiêu thì công ty A vẫn phải mua từ công ty B 10.000 cổ phiếu với giá 100.000đ/ cổ phiếu.
4.3 Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn (Option) được biết đến là một dạng hợp đồng mà tại đó người nắm giữ chúng có quyền hạn nhất định. Quyền hạn của họ là được phép mua hoặc bán tài sản cơ sở tự do (không tuân theo nghĩa vụ). Tức là người này có thể mua hay bán ở một thời điểm nào đó trong tương lai dựa trên mức giá đã xác định sẵn.
Ví dụ: Một nhà đầu tư muốn mua 10.000 cổ phiếu của công ty A bởi vì dự đoán trong 1 tháng tới cổ phiếu sẽ tăng từ 50.000đ lên 100.000đ. Nếu mua ngay tại thời điểm này, cổ phiếu không tăng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ bị tổn thất. Để hạn chế rủi ro nhà đầu tư quyết định sử dụng quyền chọn để mua cổ phiếu với giá 15.000đ và giá thực hiện là 50.000đ ở thời điểm 1 tháng sau.
4.4 Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng Hoán đổi hàng hóa là một loại hợp đồng phái sinh trong đó hai bên đồng ý trao đổi các dòng tiền phụ thuộc vào giá của hàng hóa cơ bản.
Cụ thể, đây là thỏa thuận trong đó hai bên đồng ý mua/bán một hàng hóa hoặc chỉ số giá với một khối lượng nhất định ở thời điểm hiện tại và bán/mua lại hàng hóa hoặc chỉ số giá đó ở thời điểm nhất định trong tương lai. Việc tất toán khi đến hạn của giao dịch hoán đổi giá cả hàng hóa được thực hiện thông qua việc thanh toán phần chênh lệch giá giữa các bên.
Một giao dịch hoán đổi hàng hóa thường được sử dụng để bảo vệ chống lại sự thay đổi giá trên thị trường đối với một loại hàng hóa, chẳng hạn như dầu. Giao dịch hoán đổi hàng hóa cho phép người sản xuất hàng hóa và người tiêu dùng chốt một mức giá nhất định cho một loại hàng hóa nhất định, còn các nhà đầu tư hưởng lợi hoặc thua lỗ thông quan các phần chênh lệch giữa giá cố định và giá thả nổi.
Ví dụ: Hãy xem xét một giao dịch hoán đổi hàng hóa liên quan đến hàng hóa cơ bản là 1,000,000 thùng dầu thô. Một bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán cố định nửa năm với mức giá cố định là 2.500 Rs / thùng và nhận các khoản thanh toán thả nổi.
Vào ngày thanh toán đầu tiên, nếu giá dầu thô giao ngay là 2.400 Rs / thùng, thì bên cố định phải trả (2.500 Rs / thùng) * (1,000.000 thùng) = 2.500.000.000 Rs.
Bên trả tiền cố định cũng nhận được (2.400 Rs / thùng) * (1,000.000 thùng) = 2.400.000.000 Rs.
Khoản thanh toán ròng được thực hiện (dòng tiền ra cho bên cố định phải trả) khi đó là 10.000.000 Rs.
Trong một kịch bản khác, nếu giá mỗi thùng tăng lên 2,550 Rs / thùng so với mức lương cố định thì bên cố định sẽ nhận được dòng vốn ròng là (50 Rs/thùng) *1,00,000 = 5,000,000 Rs
5. Những điều cần lưu ý khi giao dịch với hợp đồng phái sinh
Sau khi tìm hiểu hợp đồng phái sinh là gì và phân loại các hợp đồng phái sinh, chắc hẳn các nhà đầu tư sẽ cảm thấy rất hứng thú. Tuy nhiên, quý đầu tư nên lưu ý những điều sau trước khi thực hiện giao dịch với hợp đồng phái sinh.
5.1 Thường xuyên theo dõi số dư ký quỹ
Ký quỹ được hiểu đơn giản là phần đặt cọc của bên mua nhằm đảm bảo khả năng thanh toán khi tiến hành giao dịch. Nhà đầu tư cần có một số dư ký quỹ nhất định thì giao dịch mới có thể thực hiện.
Trong một số trường hợp thua lỗ, số dư ký quỹ sẽ giảm xuống dưới mức có thể duy trì. Nếu không bổ sung ký quỹ kịp thời, tài khoản giao dịch phải chấp nhận rủi ro về nguồn vốn. Để đảm bảo giao dịch diễn ra suôn sẻ, hãy thường xuyên kiểm tra số dư ký quỹ.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để đầu tư hàng hóa phái sinh có lời
5.2 Kiểm tra giá trị định giá
Giá trị định giá hay còn gọi là fair-value được xem như một khái niệm vô cùng quan trọng. Trong các hợp đồng, giá trị này được xác định dựa trên nguyên tắc cân bằng. Khi đặt lệnh, chúng ta nên tránh đặt quá xa giá trị định giá. Như vậy rất dễ tạo ra cơ hội kinh doanh nhưng cũng chứa đựng rủi ro tài chính không hề nhỏ.
Muốn hiểu thêm về cách định giá và đặt lệnh chính xác hơn, nhà đầu tư có thể tham khảo ý kiến của đơn vị tư vấn. Những địa chỉ uy tín như DCV Invest sẽ giúp nhà đầu tư có tính toán chính xác hơn về giá trị này.
5.3 Chiến lược đầu tư nhất quán, hiệu quả
Khi tham gia vào thị trường này, kiến thức cơ bản hay vận may là không hề đủ. Nhà đầu tư cần có chiến lược sao cho nhất quán và đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Chiến lược đầu tư cần phù hợp với tính cách và công việc của mỗi người.
Nhà đầu tư cần có chiến lược khi tham gia thị trường phái sinh
Nếu có nhiều thời gian để bám sàn và theo dõi biến động thì có thể thử chiến lược lâu dài. Nhưng nếu ít thời gian hơn thì hãy chọn phương án nhanh gọn, hiệu quả.
>>> Xem thêm: 5 lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của DCV Invest về hợp đồng phái sinh. Những kiến thức này có thể vẫn chưa đủ để khiến các nhà đầu tư tự tin khi tham gia thị trường này. Để được hỗ trợ chi tiết, nhà đầu tư hãy liên hệ ngay với DCV Invest – Đơn vị tư vấn đầu tư hàng hóa uy tín trên thị trường.
DCV Invest với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những giải pháp đầu tư tốt nhất. Chúng tôi cam kết giúp các nhà đầu tư có thêm lợi nhuận khi tham gia đầu tư, bảo hiểm rủi ro khi mua bán hàng hóa, đảm bảo lợi nhuận bền vững tương lai cho khách hàng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: www.dcvinvest.com