Hợp đồng quyền chọn trong thị trường hàng hóa phái sinh
Thứ Ba, 02/08/2022, 15:01, (GMT+7)
Hợp đồng quyền chọn là một trong 4 loại hợp đồng (HĐ) được giao dịch chính trong thị trường hàng hàng hóa phái sinh. Vậy HĐ quyền chọn mang đến cho nhà đầu tư (NĐT) những lợi thế nào? HĐ quyền chọn giống và khác gì với HĐ tương lai?
Mời quý NĐT cùng tìm hiểu thêm về loại hình HĐ này qua bài viết.
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, về một giao dịch tài sản cơ sở nào đó với mức giá đã xác định tại một thời điểm trong tương lai. Trong đó, bên mua HĐ có quyền (không có nghĩa vụ) thực hiện quyền mua – bán hoặc không.
Trong thị trường hàng hóa phái sinh, có thể hiểu là bên nắm giữ HĐ quyền chọn có quyền mua (với quyền chọn mua) hoặc bán (với quyền chọn bán) nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc mua hoặc bán một số lượng hàng hóa cơ sở (nông sản, kim loại, nông nghiệp, năng lượng) với mức giá đã thỏa thuận tại thời điểm trong tương lai.
Tham khảo:
HĐ quyền chọn là một loại hình giao dịch trong thị trường hàng hàng hóa phái sinh
Đặc điểm hợp đồng quyền chọn
Đặc điểm nổi bật nhất của HĐ quyền chọn là cho phép NĐT có quyền mua hoặc bán chứ không phải nghĩa vụ bắt buộc mua/bán.
Ví dụ: NĐT mua quyền mua sẽ nắm quyền mua hoặc không hàng hóa cơ sở với mức giá đã thỏa thuận. Bên bán quyền mua bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bán dù giá thị trường có cao hơn hay thấp hơn giá đã thỏa thuận.
Nếu NĐT mua quyền bán, sẽ nắm quyền bán hoặc không hàng hóa cơ sở với mức giá đã thỏa thuận. Bên bán quyền bán bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua dù giá thị trường thấp hơn hay cao hơn giá đã thỏa thuận.
Do đó, HĐ quyền chọn có thể xem là công cụ giúp các NĐT, các đơn vị sản xuất, kinh doanh phòng ngừa biến động giá thị trường không mong muốn, vừa là chiến lược kiếm lời hiệu quả nếu NĐT biết đánh giá và dự đoán được biến động.
HĐ quyền chọn có thể vừa xem là công cụ giúp phòng ngừa biến động giá vừa giúp NĐT sinh lời nếu biết dự đoán và đánh giá tốt thị trường
Hiện nay thị trường có nhiều kiểu HĐ quyền chọn như Quyền chọn châu Á (Asian Option), Quyền chọn kép (Binary Option), Quyền chọn tiêu chuẩn (Vanilla Option)… Trong đó, hai kiểu hợp đồng quyền chọn ở việt Nam và phổ biến trên thế giới hiện nay vẫn là:
- Quyền chọn kiểu châu Âu (European Option): người mua bắt buộc thực hiện quyền chọn mua/bán vào ngày đáo hạn HĐ.
- Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): người mua có thể thực hiện quyền chọn mua/bán tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn HĐ.
Cách thức hợp đồng quyền chọn hoạt động
Hợp đồng quyền chọn hoạt động dựa trên hai quyền cơ bản là quyền chọn mua (Call option) và quyền chọn bán (Put option).
- Quyền chọn mua: cho phép bên sở hữu HĐ có quyền mua (nhưng không có nghĩa vụ mua) hàng hóa cơ sở với mức giá đã xác định trong HĐ.
- Quyền chọn bán: cho phép bên sở hữu HĐ có quyền bán (nhưng không có nghĩa vụ bán) hàng hóa cơ sở với mức giá đã xác định trong HĐ.
Khi NĐT dự đoán giá hàng hóa cơ sở sẽ tăng, NĐT có thể chọn quyền mua, và ngược lại, chọn quyền bán khi dự đoán giá hàng hóa cơ sở giảm.
NĐT có thể dùng quyền chọn mua hoặc bán với hy vọng giá ổn định, hoặc kết hợp cả hai quyền để thu lại lợi nhuận tốt nhất khi thị trường biến động.
Khi NĐT dự đoán giá hàng hóa cơ sở sẽ tăng, NĐT có thể chọn quyền mua, và ngược lại
Ví dụ về hợp đồng quyền chọn
Các NĐT có thể tham khảo một ví dụ về HĐ quyền chọn như sau:
Ngày 2/7/2022, công ty A mua từ công ty B một HĐ quyền chọn mua 20.000 tấn cà phê nguyên liệu với giá 42.000đ/kg, thời hạn 6 tháng. Theo đó:
- Công ty A là bên mua quyền chọn, công ty B là bên bán quyền chọn. Để mua quyền chọn này, công ty A phải trả cho công ty B một mức phí nhất định.
- Hàng hóa cơ sở là cà phê nguyên liệu.
- Giá thực hiện là 42.000đ/kg.
- Ngày đáo hạn là 2/1/2023.
Theo quy định HĐ, tới ngày đáo hạn là 2/1/2023, công ty A có quyền mua hoặc không mua 20.000 tấn cà phê từ công ty B.
Nếu bên A thực hiện quyền chọn mua, thì tại thời điểm tháng 1/2023, dù mức giá cà phê có cao hơn 42.000đ/kg, công ty B bắt buộc phải bán cho công ty A với mức giá đã thỏa thuận trọng HĐ.
Các yếu tố cấu thành một hợp đồng quyền chọn
Một Hợp Đồng quyền chọn sẽ được cấu thành từ các yếu tố: kích cỡ, giá thực hiện, ngày đáo hạn và phí thực hiện quyền.
- Kích cỡ HĐ: số lượng hàng hóa cơ sở giao dịch trong HĐ.
- Giá thực hiện: mức giá hàng hóa cơ sở sẽ được mua hoặc bán tại ngày đáo hạn.
- Ngày đáo hạn: sau ngày đáo hạn, NĐT sẽ không thể thực hiện quyền chọn nữa.
- Phí thực hiện quyền: mức phí NĐT phải trả để có thể thực hiện quyền chọn.
So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai
Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai có nhiều điểm tương đồng song vẫn khác nhau, NĐT có thể tham khảo so sánh như sau:
Điểm giống nhau
- HĐ quyền chọn và HĐ tương lai đều là sản phẩm của thị trường phái sinh, có chung loại hàng hóa cơ sở là các mặt hàng năng lượng, nông nghiệp, kim loại, công nghiệp…
- NĐT phải trả một mức phí để mua HĐ.
- Phương thức thanh toán là qua thanh toán tiền mặt hoặc giao hàng hóa cơ sở.
- Có ngày đáo hạn cụ thể.
- HĐ được trung tâm bù trừ đảm bảo thanh toán.
Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai có nhiều điểm tương đồng
Điểm khác nhau
Sau đây là các điểm khác nhau giữa HĐ quyền chọn và HĐ tương lai
HĐ quyền chọn | HĐ tương lai | |
Chuẩn hóa | Không cần chuẩn hóa.
Hàng hóa cơ sở của HĐ quyền chọn có thể là tài sản bất kỳ. |
Chuẩn hóa về điều khoản, số lượng hàng hóa cơ sở, giá trị…
HĐ tương lai được niêm yết và giao dịch công khai trên sàn giao dịch hàng hóa phái sinh. |
Niêm yết, giao dịch | Niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC (phi tập trung). | Niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung. |
Ký quỹ | Không phải ký quỹ.
Bên mua quyền chọn chỉ trả phí quyền chọn. Bên bán có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo HĐ với bên mua. |
Yêu cầu ký quỹ đủ để đảm bảo thanh toán.
Bổ sung ký quỹ khi cần để đảm bảo duy trì vị thế. |
Đóng vị thế | Chỉ có quyền chọn mua, quyền chọn bán. | Chỉ cần tham gia vị thế ngược với HĐ tương lai tương tự là có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào.
NĐT có lợi thế trong sử dụng vốn. |
Ràng buộc | Vào ngày đáo hạn, NĐT có quyền thực hiện. | Vào ngày đáo hạn, NĐT có nghĩa vụ thực hiện. |
Quy mô | Quy mô phụ thuộc điều khoản HĐ. | Không có quy mô HĐ. |
Lời kết
Trên đây, DCV Invest đã giới thiệu tới quý NĐT thông tin chi tiết về hợp đồng quyền chọn. Có thể thấy HĐ quyền chọn đem tới cho NĐT những lựa chọn linh hoạt trong các tình huống biến động thị trường, vừa giúp phòng ngừa rủi ro, vừa là công cụ thực hiện những ý đồ đầu tư như mong muốn.
DCV Invest hy vọng những thông tin này giúp NĐT có thêm kiến thức và tự tin hơn trong những kế hoạch đầu tư sắp tới.
Mọi thông tin tư vấn thêm về đầu tư hàng hóa phái sinh và cách sử dụng HĐ quyền chọn sao cho phù hợp, quý NĐT có thể liên hệ với DCV Invest theo hotline 024.9999.8669
Xem thêm: