Phái sinh ngoại hối khác biệt gì với phái sinh hàng hóa?
Thứ Ba, 31/05/2022, 15:12, (GMT+7)
Đa dạng danh mục đầu tư, giao dịch thuận tiện,…là những gì phái sinh ngoại hối đang mang lại cho nhiều nhà đầu tư quan tâm bên cạnh hàng hóa phái sinh. Bài viết của DCV Invest sẽ giúp các NHÀ ĐẦU TƯ hiểu rõ hơn về thị trường này, các điểm giống và khác biệt với thị trường phái sinh hàng hóa.
1. Phái sinh ngoại hối (Foreign exchange derivative) là gì?
Phái sinh ngoại hối là một nghiệp vụ của thị trường ngoại hối, phái sinh ngoại hối ra đời như công cụ giúp duy trì sự ổn định cần thiết, phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận cho NHÀ ĐẦU TƯ trên thị trường.
1.1 Định nghĩa
Phái sinh ngoại hối (Foreign exchange derivative) là hợp đồng giữa bên mua và bên bán liên quan đến trao đổi hai loại tiền tệ vào một thời điểm xác định trong tương lai dựa theo tỷ lệ đã được thỏa thuận.
1.2 Lịch sử hình thành
Tự do hóa thương mại toàn cầu khiến nhu cầu giao thương quốc tế phát triển không biên giới, thị trường ngoại hối ngày càng lớn mạnh với quy mô khổng lồ. Cùng với sự biến động về kinh tế, chính trị thế giới, tỷ giá giao dịch giữa các đồng tiền cũng biến động. Công cụ phái sinh ngoại hối ra đời đáp ứng yêu cầu của các chủ thế tham gia thị trường với tài sản cơ sở là các đồng tiền khác nhau ở hai chiều giao dịch.
Ví dụ: một thương gia X có khoản thu bằng đồng EUR từ khách hàng châu Âu trong tương lai. Nhưng tỷ giá EUR/USD biến động và được dự đoán ảnh hưởng xấu tới khoản USD thu về khi quy đổi từ đồng EUR. Thương gia X sẽ sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối, ấn định tỷ giá giao dịch EUR/USD trong hiện tại và tham gia giao dịch trao đổi khi đến hạn hợp đồng dựa trên tỷ giá này, từ đó bảo vệ tài sản khỏi sự ảnh hưởng nếu tỷ giá giảm trong tương lai.
1.3 Vai trò
Ban đầu, công cụ phái sinh ngoại hối được sử dụng chủ yếu để phòng ngừa biến động tỷ giá. Các nhà xuất nhập khẩu, các ngân hàng là những bên đối mặt trực tiếp với rủi ro từ sự biến động tỷ giá này, gây ảnh hưởng tới các khoản thu, chi và lợi nhuận.
Phái sinh ngoại hối không chỉ cho phép các ngân hàng, các nhà xuất khẩu phòng ngừa rủi ro mà còn là một trong những kênh đầu tư có tỉ lệ sinh lời cao cho các NHÀ ĐẦU TƯ.
Dựa vào đánh giá, phân tích xu hướng chuyển biến tỷ giá trong tương lai để tiến hành giao dịch, NHÀ ĐẦU TƯ có thể thu được tỉ suất sinh lời lớn hơn thị trường ngoại hối cơ sở, đồng thời có thể dựa vào sự chênh lệch của tỷ giá giao ngay và lãi suất các đồng tiền tương ứng để thực hiện kinh doanh.
1.4 Cách thức giao dịch
Cách thức giao dịch ngoại hối phái sinh hiện nay thông qua các công cụ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn… Bên cạnh đó còn có thêm các quyền nhị phân (Binary Options).
Đây là một tùy chọn về dự tính tiềm năng tăng/giảm của tài sản trong khoảng thời gian cụ thể và bỏ tiền đầu tư cho dự đoán này. Khi hết thời gian, tới thời điểm giao dịch, việc thắng/thua là kết quả dự đoán, từ đó NHÀ ĐẦU TƯ sẽ lãi hoặc lỗ dựa trên số tiền đầu tư ban đầu.
2. Các sản phẩm phái sinh ngoại hối
Hiện nay, các sản phẩm phái sinh ngoại hối gồm: Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, Hợp đồng Quyền chọn ngoại tệ, Giao dịch ngoại hối tương lai và Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ.
2.1 Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ
Là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một lượng ngoại tệ với mức giá ấn định trước và việc thanh toán được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai. Tài sản cơ sở của hợp đồng này là tỷ giá của 2 đồng tiền, tỷ giá này được áp dụng vào ngày đáo hạn và gọi là tỷ giá kỳ hạn.
Giống như hợp đồng kỳ hạn của các giao dịch phái sinh khác, giá kỳ hạn do hai bên thỏa thuận. Tỷ giá này cần nằm trong giới hạn tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước tại thời điểm ký kết hợp đồng.
2.2 Hợp đồng Quyền chọn ngoại tệ
Là hợp đồng giao dịch giữa bên mua quyền chọn và bên bán quyền chọn, trong đó bên mua quyền chọn có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán lượng ngoại tệ nhất định ở mức tỷ giá xác định trong thời gian đã thỏa thuận trước.
Nếu bên mua thực hiện quyền chọn của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán/mua lượng ngoại tệ theo hợp đồng với đúng tỷ giá đã thỏa thuận trước.
Các loại quyền chọn gồm:
– Quyền chọn mua (hay call option): là quyền mua lượng ngoại tệ tại tỷ giá thỏa thuận trong thời gian/thời điểm xác định.
– Quyền chọn bán (hay put option): là quyền bán lượng ngoại tệ tại tỷ giá thỏa thuận trong thời gian/thời điểm xác định.
Hợp đồng này giúp bên mua quyền phòng ngừa rủi ro trước sự biến động của tỷ giá, đồng thời được quyền ấn định tỷ giá phù hợp với lợi ích và dòng vốn. Nếu có những phán đoán đúng về xu hướng tỷ giá, bên mua có thể nhận được khoản lời hiệu quả.
2.3 Giao dịch ngoại hối tương lai
Là hợp đồng mua/bán ngoại tệ theo tỷ giá xác định vào ngày giao dịch được định trước trong tương lai. Việc thanh toán sẽ thực hiện vào một thời điểm tương lai xác định trong thỏa thuận.
Đây là hợp đồng phổ biến phù hợp với NHÀ ĐẦU TƯ doanh nghiệp có nguồn thu từ đồng tiền này nhưng cần chi tiêu bằng đồng tiền khác. Doanh nghiệp sẽ cố định được tỷ giá, tránh được rủi ro về biến động tỷ giá và sự khan hiếm ngoại tệ trên thị trường ở thời điểm trong tương lai.
>>> Xem thêm: Hợp đồng tương lai là gì
2.4 Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
Là hợp đồng giao dịch mà NHÀ ĐẦU TƯ thực hiện đồng thời giao dịch giao ngay (mua hoặc bán) một lượng ngoại tệ và một giao dịch kỳ hạn (để bán hoặc mua) chính lượng ngoại tệ đó trong tương lai.
Tỷ giá giao dịch, lượng ngoại tệ giao dịch cũng như kỳ hạn thanh toán được xác định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Hợp đồng này giúp NHÀ ĐẦU TƯ tránh được rủi ro tỷ giá như trong giao dịch giao ngay, quản lý dòng tiền hiệu quả hơn, đồng thời hưởng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.
3. So sánh phái sinh ngoại hối với phái sinh hàng hóa
Phái sinh ngoại hối và phái sinh hàng hóa có các điểm khác biệt sau:
Tiêu chí | Hàng hóa phái sinh | Phái sinh ngoại hối |
Tài sản cơ sở | – Giá trị các loại hàng hóa như cà phê, cao su, lúa mì, đường, thép… trên toàn thế giới. | – Giá trị của các đồng tiền đang lưu hành trên thế giới. |
Môi trường đầu tư | – Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro, nhà kinh doanh chênh lệch giá và nhà đầu cơ. | – Nhà kinh doanh chênh lệch giá của các đồng tiền trên thế giới, các nhà đầu tư. |
Tính thanh khoản | – Hàng hóa giao dịch phạm vi toàn cầu, tính thanh khoản cao. | – Tính thanh khoản cao, giao dịch được xử lý 24/24 hàng ngày. |
Mức ký quỹ | – Mức ký quỹ thấp (10% – 13%), cần lưu ý yêu cầu ký quỹ bổ sung.
– Mức ký quỹ thấp (ví dụ HĐ cà phê mức ký quỹ 1/10, HĐ 330 triệu thì NHÀ ĐẦU TƯ chỉ cần ký quỹ 33 triệu đã có thể mua 1 HĐ cà phê). So với các kênh đầu tư truyền thống như chứng khoán, BĐS thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ vượt trội hơn hẳn (tỷ lệ đòn bẩy tối đa 1:30, tùy theo một số mặt hàng). Do đó, nhà đầu tư không cần quá nhiều vốn để giao dịch. |
– Mức ký quỹ thấp 1% giá trị giao dịch, cần lưu ý yêu cầu ký quỹ bổ sung.
– Yêu cầu ký quỹ bổ sung: Cơ chế thanh toán HĐTL là thanh toán hàng ngày, các khoản lãi, lỗ phát sinh từ HĐTL được hiện thực hóa hàng ngày, phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ. NHÀ ĐẦU TƯ phải ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ xuống bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì. |
Cách mua bán, rút tiền | – Giao dịch mua bán hai chiều NHÀ ĐẦU TƯ kiếm tiền được khi thị trường lên và khi thị trường xuống (mua bán 2 chiều). Nhà đầu tư có thể mở/đóng vị thế (mua/bán) liên tục trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động lên/xuống của thị trường.
– Mua bán thực hiện thông qua công ty hàng hóa lên sở hàng hóa. |
– Giao dịch 2 chiều, một nhà giao dịch có thể mua vào HĐ một loại tiền tệ với tỷ giá cố định rồi sau đó bán ra hoặc bán ra trước rồi mua vào sau. NHÀ ĐẦU TƯ kiếm lời trên biến động tỷ giá các đồng tiền, có thể kiếm lời cả khi thị trường lên hay xuống.
– Mua bán qua các sàn giao dịch ngoại hối được cấp phép. |
Độ rủi ro | – Rủi ro thấp.
Hàng hóa cơ bản có mức giá thành sản xuất tuân theo quy luật cung cầu. |
– Rủi ro cao.
Có nhiều sàn ‘khống’, sàn ôm lệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro, NHÀ ĐẦU TƯ nên cực kỳ cẩn thận khi tham gia ‘sân chơi’ này. |
Phí giao dịch | – Thị trường phái sinh hàng hóa chỉ trả 150.000 – 700.000 vnđ/giao dịch tùy theo loại hàng hóa. Ngoài ra, NHÀ ĐẦU TƯ không phải trả thêm bất kỳ loại phí nào. | Các loại phí như sau (khi/lot: mỗi sàn khác nhau, trung bình như sau)
1. Mở lệnh: 7$/lot 2. Đóng lệnh: gần như không mất 3. Phí qua đêm: Sell thường được tiền, Buy thì mất tiền 4. Spread: 5-7$/lot |
Tính đòn bẩy | – Tỷ lệ đòn bẩy cao, có thể lên đến 1:30, đem lại mức lợi nhuận cao. | – Một trong những lợi ích của giao dịch phái sinh ngoại hối là khả năng tạo ra lợi nhuận tiềm năng lớn với ít tiền đầu tư. |
Cường độ giao dịch | – Cường độ giao dịch linh hoạt, liên tục trong ngày, có thể thực hiện bán khống (Mở vị thế bán), giao dịch T+0 chốt lời/chốt lỗ ngay trong ngày. | – Liên tục trong ngày, cho phép bán khống như các thị trường phái sinh khác. |
Tính minh bạch | Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) liên thông với các sàn giao dịch hàng hóa thế giới, thông tin giá cả hàng hóa được công khai, cập nhật biến động nhanh chóng. | – Vì không được pháp luật quy định nên muốn tham gia phái sinh ngoại tệ các nhà đầu tư nên chọn các sàn có giấy phép của FCA (Anh), NFA (Mỹ), ASIC (Úc)… |
Pháp luật | – Được Bộ Công Thương cấp phép và hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam. Cụ thể, MXV hoạt động theo giấy phép sửa đổi bổ sung số 486/GP-BCT do Bộ Công Thương cấp ngày 08/06/2018. | – Hiện nay pháp luật Việt Nam không cấm, tuy nhiên vì chưa có luật định, quy chế riêng nên nhà đầu tư cũng không được pháp luật bảo vệ và không bị thu thuế. |
Về tổng thể, hàng hóa phái sinh được Nhà Nước bảo hộ, có tính thanh khoản lớn, biến động mạnh, NHÀ ĐẦU TƯ có thể kiếm lời dù thị trường lên hay xuống.
Riêng thị trường đầu tư phái sinh ngoại hối chưa được Nhà Nước quy định rõ ràng, là thị trường hấp dẫn với khả năng sinh lời cao tuy nhiên nhiều rủi ro hơn, đòi hỏi kinh nghiệm dày dặn cùng nỗ lực hết mình mới có thể đạt được thành công khi đầu tư.
4. Thực trạng thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam
Thị trường ngoại hối phái sinh tại Việt Nam được các chuyên gia tài chính đánh giá rằng đã bước vào thời kỳ ổn định. Mặc dù chỉ mới hình thành chưa được bao lâu nhưng Việt Nam lại là một thị trường có tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Ở giai đoạn đầu, các công cụ phái sinh ở Việt Nam vẫn chưa thực sự đa dạng so với khoảng 200 sản phẩm phái sinh trên toàn thế giới. Thị trường của chúng ta chỉ mới dừng lại với những hình thức giản đơn như kỳ hạn, quyền chọn, tương lai, hoán đổi và trao ngay. Nhất là dưới sự quản lý giá cả từ nhà nước, các nghiệp vụ phái sinh rất khó có thể phát triển theo đúng quy luật tỷ giá thị trường.
Số lượng ngân hàng tham gia vào thị trường quyền chọn còn ít, nên các ngân hàng không có cơ hội để thực hiện giao dịch với nhau, vì thế các ngân hàng buộc phải đi tìm đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, việc làm này có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Ngoài rủi ro về tỷ giá ngân hàng phải tự gánh chịu, các ngân hàng còn có rủi ro về đối tác nếu đối tác ký hợp đồng nước ngoài không đáng tin cậy.
Tương tự, giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi ở nước ta cũng chỉ chiếm tỷ lệ chưa tới 5% trong tổng số doanh thu thống kê được từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong một năm trở lại đây, các loại hình giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại hối đang diễn ra khá ổn định. Tỷ giá dao động xoay quanh điểm dưới mức giá trần. Các ngân hàng thương mại cũng đã tham gia vào giao dịch hoán đổi với kỳ hạn dài hơn.
Ngoài ra, tính thanh khoản của các ngân hàng cũng được cải thiện một cách rõ rệt khi hầu hết các ngân hàng đều đã chấp nhận thực hiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, việc nhà nước thay đổi một số điểm trong cơ chế quản lý tỷ giá với những thông điệp cụ thể, rõ ràng. Biện pháp quyết liệt này đã xóa tan nghi ngờ của người dân, từ đó hạn chế tâm lý giữ tiền ở nhà và thúc đẩy họ tích cực tham gia vào các giao dịch.
Trên đây sàn phái sinh DCV Invest đã chia sẻ những thông tin cơ bản về thị trường ngoại hối phái sinh. Hy vọng các thông tin này hữu ích cho NHÀ ĐẦU TƯ đang muốn tìm hiểu về thị trường này. Mọi thông tin cần tư vấn chi tiết hơn về thị trường phái sinh, liên hệ ngay DCV Invest để được hỗ trợ nhanh chóng.
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: https://dcvinvest.com/