Tìm hiểu phân tích kỹ thuật trong phái sinh hàng hóa là gì?
Thứ Hai, 31/10/2022, 15:22, (GMT+7)
Phân tích kỹ thuật hàng hóa là phương pháp phân tích dựa trên hành vi thị trường trong quá khứ nhằm đưa ra những dự đoán, đánh giá xu hướng biến động hàng hóa trong tương lai. Nhờ vào những phân tích kỹ thuật đó mà các nhà đầu tư (NĐT) có cái nhìn tổng quan về thị trường, để đưa ra những chiến lược đầu tư phù hợp.
Mời quý NĐT cùng DCV Invest tìm hiểu kỹ hơn về phân tích kỹ thuật hàng hóa qua bài viết sau.
1. Phân tích kỹ thuật hàng hóa là gì?
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là phương pháp phân tích dựa trên diễn biến giá và lịch sử khối lượng giao dịch theo ngày/tuần/tháng… giúp xác định xu hướng và giao dịch thuận lợi.
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong cổ phiếu, hàng hóa phái sinh và các thị trường đầu tư tài chính khác.

Theo kinh nghiệm, sự biến động về giá tài sản cơ sở không ngẫu nhiên, mà bị chi phối bởi các quy luật thị trường. Thông qua nghiên cứu biến động của tài sản cơ sở sẽ giúp dự báo được các xu hướng trong tương lai, từ đó NĐT tìm kiếm cơ hội giao dịch tiềm năng.
2. Vì sao cần phân tích kỹ thuật trong hàng hóa phái sinh
Lợi ích lớn nhất của phân tích kỹ thuật hàng hóa với các NĐT mới chính là “la bàn” giúp NĐT nhận định phương hướng đầu tư. Phân tích kỹ thuật linh hoạt và có hiệu quả trong nhiều thời điểm quan trọng. Cụ thể:
– Phân tích kỹ thuật giúp NĐT kiểm tra mức giá, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
– Đánh giá chính xác xu hướng hiện tại, dự báo về xu hướng giá tương lai.
– Giúp NĐT xác định điểm ra/vào lệnh hợp lý.
>>> Xem thêm: Hợp đồng phái sinh là gì
3. Ưu điểm khi phân tích kỹ thuật hàng hóa
Phân tích kỹ thuật hàng hóa có nhiều ưu điểm như:
3.1 Tập trung vào xu hướng và giá
Hoạt động TA giúp NĐT dự đoán giá và xu hướng giá tương lai, diễn biến giá đi trước phân tích cơ bản. Từ đó, giúp NĐT nhanh chóng bắt kịp với diễn biến giá và diễn biến thị trường.
Đặc biệt, thị trường hàng hóa phái sinh dễ bị ảnh hưởng và biến động. Các manh mối kỹ thuật có thể giúp phát hiện trước những biến động này và giúp NĐT có được chiến lược, quyết định đầu tư hợp lý.
3.2 Kháng cự và hỗ trợ
Khi phân tích kỹ thuật hàng hóa, bằng cách phân tích biểu đồ đơn giản có thể giúp NĐT xác định mức kháng cự và hỗ trợ, đánh dấu qua các mốc thời gian giao dịch (phạm vi giao dịch). Nói cách khác, đó là các điểm đảo chiều giao dịch thị trường có khả năng cao nhất.
– Các điểm này thường được đánh dấu bởi khung thời gian giao dịch, giúp NĐT phán đoán lực cung – cầu thị trường.
– Nếu quan sát thấy giá di chuyển ở phạm vi hẹp trong thời gian dài, NĐT có thể nhận biết lượng cung – cầu đang bế tắc.
– Nếu mức giá vượt khỏi ngưỡng phạm vi giao dịch (trading range), NĐT sẽ nhìn ra báo hiệu cung/cầu đang vượt lên.
– Khi mức giá di chuyển trên biên trên của phạm vi giao dịch, bên mua sẽ thắng, ngược lại, mức giá di chuyển dưới biên dưới phạm vi giao dịch báo hiệu chiến thắng của bên bán.
>>> Đọc thêm: Bảng giá phái sinh hàng hóa

3.3 Hỗ trợ điểm vào
Phân tích kỹ thuật hàng hóa còn giúp NĐT xác định thời điểm ra – vào thích hợp. Hiện nay, nhiều NĐT đang sử dụng phân tích cơ bản để lựa chọn mặt hàng giao dịch và dùng TA để xác định thời điểm mua hoặc bán.
3.4 Đánh giá về biểu đồ và giá lịch sử
Phân tích kỹ thuật hàng hóa còn cung cấp cho NĐT cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường qua các biểu đồ giá trong một khoảng thời gian. Đây là tiêu chí quan trọng giúp dự đoán tình hình biến động giá trong tương lai ngắn hạn.
>>> Xem thêm: Hợp đồng tương lai là gì
4. Hạn chế của phân tích kỹ thuật hàng hóa
Bên cạnh nhiều ưu điểm, phương pháp phân tích kỹ thuật hàng hóa còn có nhiều hạn chế. Cụ thể như tính tương đối, sai số, độ trễ hay nhiễu tín hiệu.
4.1 Tính tương đối
Cùng một kết quả phân tích kỹ thuật, nhưng mỗi chuyên gia khi đọc thông tin có thể đưa ra những kịch bản và lập luận khác nhau, đó là tính tương đối của TA. Bởi vậy, NĐT cần lựa chọn những chuyên gia tư vấn có uy tín, độ tin cậy cao.
4.2 Tính sai số
Mọi thông số đo lường kỹ thuật sẽ đều có sai số, bao gồm cả các kết quả phân tích kỹ thuật hàng hóa.
Kết quả phân tích kỹ thuật dựa trên ý kiến đánh giá chủ quan của mỗi NĐT. Để hạn chế rủi ro không đáng có, NĐT cần nhận thức được tính sai số khi phân tích biểu đồ cũng như có sự chọn lọc khi đọc các phân tích kỹ thuật.
>>> Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa là gì
4.3 Độ trễ
Theo lý thuyết Dow trong đầu tư, tất cả các thông tin (quá khứ, hiện tại, tương lai) đều ảnh hưởng đến thị trường và được phản ánh thông qua chỉ số giá và các chỉ số liên quan như lãi suất, lạm phát, mức thu nhập, cảm xúc của NĐT…
Bởi vậy, phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh có hạn chế là luôn có độ trễ nhất định. Ở thời điểm xác định được xu hướng, thị trường đã có những biến động mới. Thậm chí sau những biến động mới này, tỷ lệ lãi/lỗ đã thay đổi. Bởi vậy, NĐT cần kinh nghiệm, kỹ năng phân tích để có sự quyết đoán khi đóng/mở vị thế.
4.4 Tín hiệu nhiễu
Không phải lúc nào các tín hiệu thị trường khi đưa vào phân tích kỹ thuật đều cho kết quả đúng. Bên cạnh đó, thị trường hàng hóa phái sinh còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan bất ngờ có thể khiến các dự đoán thị trường và phân tích kỹ thuật đôi khi không chính xác.

5. Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh được thực hiện như thế nào?
Về bản chất, phân tích kỹ thuật hàng hóa chính là hình thức nghiên cứu các lực lượng thị trường theo cung cầu, tâm lý chung thị trường cũng như cảm xúc của các NĐT và nhà giao dịch.
Trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường, TA là phương pháp đáng tin cậy, giúp NĐT tránh được ảnh hưởng của sự thao túng giá cũng như những tác động bất thường có thể gây tín hiệu sai.
Phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu biểu đồ, được gọi là chỉ số. Các NĐT thường quan sát và sử dụng kết hợp nhiều chỉ số để có đánh giá đúng về thị trường, hạn chế rủi ro giao dịch.
>>> Xem thêm: Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh
6. Phân tích kỹ thuật hàng hóa khác gì với phân tích thông thường
Để hiểu rõ hơn về phân tích kỹ thuật hàng hóa, NĐT có thể theo dõi so sánh qua bảng sau.
Phân tích cơ bản | Phân tích kỹ thuật hàng hóa | |
Định nghĩa | Phân tích dựa trên dữ liệu thị trường như: sản lượng cung cầu, mùa vụ, các biến động kinh tế… Từ đó đưa ra báo cáo xu hướng và khuyến nghị đầu tư. | Phân tích dựa trên các chỉ số về giá, biểu đồ giá, đồ thị thể hiện diễn biến giá… từ đó tính toán biến động cung – cầu, đưa ra xu hướng và khuyến nghị đầu tư. |
Dữ liệu | – Báo cáo phân tích ngành, hàng hóa.
– Tin tức vi mô, vĩ mô – Dự báo sản lượng, mùa vụ. |
– Số liệu kỹ thuật.
– Biểu đồ giá. |
Đối tượng | NĐT giá trị | NĐT ngắn hạn & dài hạn |
Phương pháp | – Phân tích kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
– Phân tích ngành – Phân tích hàng hóa |
– Phân tích dựa trên chỉ số: chỉ số giá, diễn biến giá… |
Tín hiệu gia nhập thị trường | Tín hiệu mua bán | Thông tin về giá và dấu hiệu kỹ thuật. |
Khái niệm sử dụng | – Báo cáo sản lượng.
– Báo cáo mùa vụ. – Dự báo sản lượng. – Báo cáo hàng hóa. |
– Xu hướng.
– Hỗ trợ kháng cự. – Mô hình giá. – Chỉ số đánh giá. |
7. Lưu ý khi phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh
Trong thị trường hàng hóa phái sinh, các chỉ số giá, biến động thị trường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh thường mang tính chủ quan dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của người đọc phân tích. Vì vậy, rủi ro vẫn là điều không thể tránh khỏi.
Để hạn chế rủi ro, NĐT nên lưu ý khi thực hiện TA như sau:
– Hiểu rõ thông tin từng sản phẩm hàng hóa, khối lượng giao dịch, bước giá và thời gian tiến hành giao dịch.
– Luôn lưu ý về tỷ lệ ký quỹ.
– Dùng lệnh dừng nếu không thể theo dõi diễn biến giá.
– Hạn chế giao dịch tại các thời điểm thị trường nhạy cảm như khi công bố các loại báo cáo… nếu chưa đủ kinh nghiệm.
– Lựa chọn hợp đồng có tính thanh khoản và thời gian đáo hạn phù hợp.
– Không nên quá đặt niềm tin vào các tín hiệu kỹ thuật nếu chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh đầu tư bởi sẽ dễ rơi vào trạng thái khó kiểm soát cảm xúc.
>>> Xem thêm: 5 lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh

Đừng quên, phân tích kỹ thuật hàng hóa chỉ là công cụ giúp NĐT tìm kiếm tiềm năng đầu tư trên thị trường. Bởi vậy, NĐT cần giữ sự bình tĩnh, linh hoạt. Khi mô hình hoặc kết quả phân tích xu hướng thay đổi, cần tìm lý do và sự giải thích khách quan.
Trên đây, sàn phái sinh DCV Invest đã cung cấp cho các NĐT thông tin cơ bản về phân tích kỹ thuật hàng hóa cũng như những lưu ý khi thực hiện và sử dụng kết quả phân tích kỹ thuật.
Đặc biệt với các NĐT mới tham gia hàng hóa phái sinh, nên sử dụng kết hợp cả phương pháp phân tích cơ bản kết hợp với phân tích kỹ thuật để đem lại đánh giá chính xác nhất.
Với kinh nghiệm dày dặn, đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản và các chuyên gia tư vấn am hiểu thị trường, DCV Invest sẽ luôn bên cạnh đồng hành cùng các NĐT trong quá trình phân tích, hiểu thị trường và có chiến lược, quyết định đầu tư phù hợp nhất.
Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về thị trường hàng hóa phái sinh, vui lòng liên hệ ngay với DCV Invest để nhận được hỗ trợ chu đáo nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: https://dcvinvest.com/