Ưu nhược điểm của sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh
Thứ Ba, 31/05/2022, 14:32, (GMT+7)
Giao dịch hàng hóa phái sinh đang diễn ra nhộn nhịp hàng ngày trên phạm vi toàn thế giới trong đó bao gồm cả Việt Nam. Bốn nhóm sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh bao gồm: Nông sản, công nghiệp, năng lượng, kim loại.

Mỗi nhóm ngành có những đặc điểm nổi bật khác nhau như: tỷ lệ đòn bẩy, mã giao dịch, số tiền ký quỹ, đặc điểm giao dịch khác nhau. Nắm vững được điều này sẽ giúp các nhà đầu tư tự tin hơn khi ra quyết định đầu tư đồng thời tăng cơ hội chốt lời.
1. Thị phần giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường
Trong bốn nhóm sản phẩm phái sinh cơ bản, mỗi nhóm sản phẩm chiếm thị phần khác nhau trên bản đồ giao dịch. Thống kê cụ thể về tỷ trọng giao dịch các nhóm sản phẩm này như sau:
1.1 Thị phần sản phẩm hàng hóa phái sinh trên thế giới
Theo thống kê thị trường cuối năm 2021:
– Nhóm sản phẩm nông sản chiếm khoảng 24% giao dịch (tương đương 1,76 tỷ USD)
– Nguyên liệu công nghiệp chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch (gần 1,4 tỷ USD)
– Nhóm sản phẩm năng lượng chiếm khoảng 35% (tương đương với 2,5 tỷ USD)
– Kim loại chiếm khoảng 21% ( gần 1,5 tỷ USD)
1.2 Thị phần sản phẩm giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Theo thống kê của MXV, nhóm sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam là nông sản. Cụ thể, theo thống kê mới nhất hồi tháng 02/2022 như sau:
– Nhóm các mặt hàng nông sản chiếm thị phần lên đến 49% tổng số các giao dịch của các nhà đầu tư trong nước
– Nhóm năng lượng cũng rất được quan tâm khi chiếm đến 30%
– Nhóm sản phẩm nguyên liệu công nghiệp và kim loại lần lượt chiếm 11% và 10% thị phần.
>>> Xem thêm: Đầu tư hàng hóa phái sinh thế nào có lời
-
Nông sản là nhóm sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 4 nhóm hàng hóa phái sinh tại Việt Nam
2. Các sản phẩm hàng hóa phái sinh
Các sản phẩm hàng hóa phái sinh được chia thành bốn nhóm cơ bản.
2.1 Nông sản
Các sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh nhóm nông sản gồm: ngô, lúa mì, lúa gạo, đậu tương, khô đậu tương, dầu đậu tương…
Trên thị trường hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư có thể đầu tư nhóm hàng hóa nông sản này mà không cần phải mua bán hàng hóa thực thông qua các hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn… Đây cũng là nhóm ngành được giao dịch thường xuyên nhất trên thị trường hiện nay.
-
Hàng hóa phái sinh thuộc nhóm nông sản
Ngay trong nhóm nông sản, từng sản phẩm có tỷ lệ ký quỹ, mã giao dịch, thậm chí sàn giao dịch khác nhau. Trong nhóm nông sản, ngô, đậu tương, lúa mì, khô đậu tương… được xem là những sản phẩm đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Ví dụ:
– Ngô có mức ký quỹ là 54 triệu đồng. Tỷ lệ đòn bẩy: 1/23. Thời gian giao dịch: thứ 2 – thứ 6, tháng đáo hạn: tháng 3,5,7,9,12.
– Dầu đậu tương: Mức ký quỹ: 58 triệu đồng, Tỷ lệ đòn bẩy: 1/24. Thời gian giao dịch: thứ 2 – thứ 6, tháng đáo hạn: 1,3,5,7,8,9,10,12.
-
Mỗi sản phẩm nông sản có các đặc điểm khác nhau
2.2 Nguyên liệu công nghiệp
Nguyên liệu công nghiệp là nhóm ngành có yếu tố nền tảng đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào cho thị trường sản xuất hàng hóa. Các sản phẩm này có tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của những ngành công nghiệp liên quan.
– Nhóm ngành này bao gồm những sản phẩm như bông sợi, cacao, cà phê, cao su, đường, dầu cọ thô…
-
-
Nguyên liệu công nghiệp là nhóm ngành gồm các sản phẩm nền tảng ảnh hưởng tới nền kinh tế
-
– Cà phê: mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, một trong 6 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỉ USD năm 2021, được giao dịch trên toàn cầu, thức uống phổ biến nhất trên toàn thế giới.
– Ca cao: thị trường ca cao có mức biến động lớn gần đây mở ra cơ hội mua bán và cần quản lý rủi ro cho các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp trên toàn thế giới.
– Đường: nguyên liệu đầu vào thiết yếu trong sản xuất công nghiệp, mặt hàng này có giá cả tương đối ổn định, có thể mang lại hiệu quả cao và tính thanh khoản liên tục.
– Bông: nguyên liệu quan trọng cho dệt may toàn cầu, tuy nhiên đây là nguyên liệu dễ tác động bởi thời tiết, con người, tiềm ẩn nhiều rủi ro thách thức những nhà đầu tư giàu kiến thức.
>>> Xem thêm: Bảng giá hàng hóa phái sinh có lợi ích gì
-
-
Cà phê Robusta – một trong những sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh công nghiệp
-
2.3 Kim loại
Nhóm sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh kim loại bao gồm: vàng, bạc, bạch kim, đồng, quặng sắt… Trong đó, vàng, bạc được xem là những kim loại có giá trị nhất trên thị trường hiện nay thường được săn đón bất chấp việc thị trường thực tế có nhiều biến động. Đầu tư vào nhóm ngành kim loại được xem là giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt, bảo vệ chống lạm phát…
-
-
Các sản phẩm kim loại phổ biến trong giao dịch hàng hóa phái sinh
-
Trong đó, vàng là hàng hóa phái sinh có giá trị cao, khan hiếm và được sử dụng như tài sản tích trữ trên toàn thế giới. Bạc vừa là kim loại quý có giá trị tích trữ, vừa có ứng dụng siêu dẫn trong thị trường vi mạch, điện, thiết bị y tế.
>>> Đọc thêm: Lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh
-
-
Kim loại là nhóm sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh hấp dẫn các nhà đầu tư
-
– Bạch kim khan hiếm và ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp máy tính. Đầu tư vào bạch kim không chỉ giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, còn được xem là sản phẩm có xu hướng kiếm được lợi nhuận cao hơn cả vàng.
– Các kim loại khác như đồng, quặng sắt… đều được xem là những mặt hàng tiềm năng thu hút các nhà đầu tư bởi ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp.
2.4 Năng lượng
Năng lượng là nhóm sản phẩm hàng hóa phái sinh quan trọng bậc nhất trên thế giới hiện nay. Bởi, nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng cao trên toàn thế giới. Đây là nhiên liệu phục vụ cuộc sống hàng ngày lẫn các hoạt động sản xuất công nghiệp.
-
-
Các sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh thuộc nhóm năng lượng
-
Nói đến nhóm ngành năng lượng trong hàng hóa phái sinh là nói tới xăng pha chế, khí đốt thiên nhiên, dầu thô, dầu nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp… Trong đó, dầu thô được xem là nhiên liệu giá trị nhất hiện nay.
3. Ưu/nhược của các sản phẩm chứng khoán phái sinh
Trong số 4 nhóm sản phẩm chứng khoán phái sinh thì nông nghiệp và năng lượng là được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên người ta vẫn tiến hành giao dịch cả 4 nhóm ngành bởi những ưu và nhược điểm dưới đây.
Nhóm sản phẩm | Ưu điểm | Nhược điểm |
Nông nghiệp | – Hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Mức độ cung – cầu của những sản phẩm này vẫn luôn được duy trì ở mức cân bằng.
– Do đó khi đầu tư vào nhóm ngành này sẽ có ít rủi ro hơn phần lớn những nhóm ngành còn lại. |
Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm nên rất khó đưa ra phán đoán về thị trường.
Giá nông sản dễ bị tác động bởi: – Sự kiện chính trị, thiên tai, điều kiện thời tiết khắc nghiệt… Tuy rằng ít sự biến đổi, an toàn với nhà đầu tư nhưng lợi nhuận lại không quá hấp dẫn. |
Nguyên liệu công nghiệp | – Giá trị các sản phẩm này khá bền vững. Hầu như bất cứ quốc gia nào cũng đã và đang cần đến những nguyên liệu này để cung cấp cho ngành công nghiệp.
– Vì thế nếu các nhà đầu tư vào nhóm ngành này sẽ tương đối an toàn và không cần phân tích thị trường thường xuyên. |
– Nhóm ngành này không phải nhóm ngành cốt lõi như nông nghiệp, không có lợi nhuận cao như ngành năng lượng.
– Nếu đầu tư các sản phẩm nguyên liệu công nghiệp các nhà đầu tư sẽ chỉ có thể duy trì mức lợi nhuận trung bình. |
Kim loại | – Đóng vai trò như kênh phòng vệ rủi ro bởi những sản phẩm kim loại thường có mức biến động giá rất lớn.
– Khi đầu tư hàng hóa phái sinh thì nhóm ngành này sẽ không chịu ảnh hưởng bởi những biến động này mà bởi những hợp đồng kỳ hạn. |
– Những sản phẩm này khó khai thác và chi phí đầu tư, khai thác rất cao. Cho nên khi khai thác và tinh chế có thể gặp nhiều rủi ro tác động đến nguồn cung cũng như giá trị của chúng.
– Hơn nữa trong các sự kiện chính trị lớn như bầu cử, chiến tranh, đây là nhóm ngành có sự biến động lớn nhất. |
Năng lượng | – Đây là kênh đầu tư hiệu quả mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia. Những lệnh mua – bán hai chiều linh hoạt được thực hiện dễ dàng y như cách chơi cổ phiếu.
– Nhóm ngành năng lượng rất dễ tiếp cận, phán đoán và đầu tư để mang lại lợi nhuận cao. |
– Giá cả của nhóm ngành năng lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo mùa và thời tiết.
– Ví dụ trong mùa lạnh, những nhóm ngành năng lượng sẽ có khả năng tăng giá bởi nhu cầu sưởi ấm tại các nước Bắc Mỹ hay Châu u tăng lên. – Ngược lại khi thời tiết nóng lên thì giá sẽ giảm do nhu cầu giảm. |
-
-
Mỗi nhóm ngành có ưu nhược điểm riêng khi giao dịch
-
Trên đây là những phân tích chi tiết về các sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho quý nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này.
Nếu nhà đầu tư cần được tư vấn chi tiết hơn về từng sản phẩm riêng lẻ hay bất cứ nhóm ngành sản phẩm nào khi giao dịch hàng hóa phái sinh, liên hệ ngay với sàn phái sinh DCV Invest để được giải đáp chi tiết nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: https://dcvinvest.com/