Sở giao dịch hàng hóa là gì? Thẩm quyền, chức năng & vai trò ra sao?
Thứ Ba, 04/10/2022, 11:25, (GMT+7)
Hiện nay, có rất nhiều hoạt động mua bán của chủ thể kinh doanh được thực hiện qua đơn vị trung gian. Đơn vị này được biết đến với tên gọi là Sở giao dịch hàng hóa. Các quý đầu tư hãy tìm hiểu vai trò, chức năng và quy định của sở giao dịch để trở thành 1 nhà đầu tư thông thái trong tương lai.
1. Tìm hiểu chung về sở giao dịch hàng hóa
Đối với những ai đã từng tham gia vào lĩnh vực đầu tư hàng hóa phái sinh thì Sở giao dịch hàng hóa là một địa chỉ vô cùng quen thuộc.
1.1 Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Sở Giao dịch hàng hóa hay còn được biết đến với tên gọi là Mercantile Exchange hoặc Goods Exchange. Đây là một tổ chức được công nhận tư cách pháp nhân đầy đủ. Tại đây cung cấp và duy trì một thị trường mua bán có tổ chức. Các giao dịch mua bán hàng hóa tại đây đều được chuẩn hóa theo quy tắc của Sở Giao dịch hàng hóa.

Sở Giao dịch hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động mua bán hàng hóa. Tại các quốc gia khác nhau, hình thức tổ chức và cơ chế vận hành của sở giao dịch có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung thì bản chất của Sở Giao dịch hàng hóa vẫn là một tổ chức nghề nghiệp. Nơi đây hoạt động dựa trên nguyên tắc độc lập và được bảo hộ bởi pháp luật.
Các thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán sẽ được thực hiện tại Sở Giao dịch hàng hóa. Điều kiện là chúng phải được tiêu chuẩn hóa dù dưới hình thức giao ngay hay không trực tiếp giao ngay. Đây cũng là nơi diễn ra những thỏa thuận mua bán hàng hóa, giao dịch hàng hóa phái sinh mà chúng ta đều có quyền bán hoặc quyền chọn mua.
1.2 Phân loại sở giao dịch hàng hóa theo nhóm hàng
Sở Giao dịch hàng hóa thông thường có thể chia làm nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau.
Dựa trên hình thức sở hữu thì được chia thành:
– Sở Giao dịch sở hữu nhà nước.
– Sở Giao dịch sở hữu tư nhân.

Theo mặt hàng kinh doanh thì được phân loại thành:
– Sở Giao dịch ngũ cốc.
– Sở Giao dịch gia súc.
– Sở Giao dịch đường, cà phê, ca cao.
– Sở Giao dịch bông vải.
– Sở Giao dịch kim loại, năng lượng.
Căn cứ theo cách thức giao dịch thì được sắp xếp thành:
– Sở Giao dịch hàng hóa hữu hình.
– Sở Giao dịch hàng hóa điện tử.
1.3 Chức năng của sở giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa đáp ứng được rất nhiều những chức năng phổ biến như:
– Giúp những giao dịch mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi tại nơi có đủ điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết.
– Điều hành và tổ chức các thỏa thuận, hoạt động trao đổi.
– Niêm yết các mức giá cụ thể trên thị trường giao dịch tương ứng với thời điểm giao dịch.
>>> Xem thêm: Giờ giao dịch phái sinh
1.4 Ưu điểm của sở giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa sở hữu những ưu điểm nổi bật bao gồm:
– Cung cấp cũng như duy trì một địa chỉ mua bán xác định.
+ Tại đó có thể tổ chức các hoạt động mua bán trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết.
– Xây dựng các quy tắc giao dịch cụ thể tại Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Đồng thời, cũng tiến hành giám sát và thực thi những tiêu chuẩn đạo đức và tài chính.
+ Những quy định này được áp dụng cho tất cả những thương nhân đang hoạt động kinh doanh tại đây.
– Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của từng thành viên tham gia cũng như các giao dịch. Như vậy có thể đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của từng giao dịch.
+ Hơn nữa Sở Giao dịch hàng hóa cần khắc phục những bất cập của thị trường (trong đó có thị trường hàng hóa phái sinh) và giữ đúng cam kết ban đầu.
– Tại từng thời điểm cụ thể, sở giao dịch sẽ niêm yết các mức giá xác định của thị trường giao dịch.
+ Điều này giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác hơn.
+ Cách làm này nhằm hạn chế hiện tượng đồng thổi giá trên thị trường.
2. Việc mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (Purchase and sale of goods through the Goods Exchange) là một hoạt động thương mại. Đây là khái niệm để chỉ hoạt động mà ở đó bên bán và bên mua thỏa thuận hoạt động giao dịch thông qua bên thứ ba. Đơn vị trung gian ở đây chính là Sở Giao dịch hàng hóa.

Hoạt động thương mại này cần tuân theo tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá. Khi diễn ra giao dịch, mức giá đã được thỏa thuận chi tiết. Ngoài ra, thời điểm giao hàng cũng được xác định ở một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai.
>>> Tham khảo: Đầu tư hàng hóa phái sinh thế nào để sinh lời
3. Đặc điểm mua bán của sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa có thể được xem là hình thức mua bán hàng hóa đặc biệt. Đặc thù của phương pháp trao đổi hàng hóa này bao gồm:
– Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò kết nối hai bên để hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
– Các quan hệ mua bán hàng hóa đều dựa trên hình thức pháp lý và hợp đồng mua bán. Hợp đồng này được thực hiện và giám sát bởi Sở Giao dịch hàng hóa.
>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng phái sinh là gì
– Hàng hóa được trao đổi hai bên đã được tiêu chuẩn hóa một cách cụ thể. Đồng thời quá trình trao đổi được thực hiện theo những nguyên tắc và thủ tục chặt chẽ.
– Các bên thường không phải thực hiện nghĩa vụ vào thời điểm ký kết hợp đồng. Ngược lại, những nghĩa vụ này sẽ được thực hiện vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.
4. Vai trò trong việc mua bán qua sở giao dịch hàng hóa
Việc mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng với nền kinh tế và xã hội. Vai trò cụ thể của hoạt động này có thể kể đến như:
4.1 Đối với nền kinh tế
Sàn Giao dịch hàng hóa giúp hạn chế những rủi ro về giá cả trong khi trao đổi thực tế. Không những vậy những biến động về giá cũng giảm xuống, rất có lợi cho nhà đầu tư. Hoạt động mua bán thông qua Sở Giao dịch sẽ định hướng sản xuất và góp phần điều chỉnh giá cả thị trường.
>>> Xem thêm: Bảng giá phái sinh hàng hóa
4.2 Đối với quản lý Nhà Nước
Hoạt động này giúp Nhà Nước cũng như những nhà đầu tư nắm được quy luật cung cầu. Đây cũng là cơ hội để Nhà nước tiến hành tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa trên thị trường. Dựa vào thống kê hoạt động, Nhà Nước có thể điều chỉnh chính sách quản lý kinh tế sao cho hiệu quả hơn.
4.3 Đối với xã hội
Hoạt động mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa giúp tối ưu sự phân bổ nguồn lực trong xã hội. Đồng thời cũng có khả năng giảm chi phí rủi ro đối với xã hội.

5. DCV Invest – Đơn vị tư vấn đầu tư hàng hóa uy tín
Sàn phái sinh DCV Invest tự hào là đơn vị tư vấn đầu tư hàng hóa chất lượng, tin cậy tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp những dịch vụ đặc biệt liên quan đến giao dịch hàng hóa như:
– Dịch vụ ủy thác đầu tư hiệu quả và an toàn, hạn chế rủi ro cho khách hàng đến mức tối đa.
– Cung cấp bảo hiểm hàng hóa – công cụ giúp doanh nghiệp đảm bảo giá nguyên vật liệu.
– Dịch vụ tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh uy tín, nhanh chóng.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích liên quan đến Sở Giao dịch hàng hóa cũng như Sở giao dịch hàng hóa là gì rồi. Quý đầu tư có thể tham khảo hình thức giao dịch tại đây để hạn chế rủi ro và đầu tư hiệu quả. Nếu quý đầu tư quan tâm đến hoạt động này, hãy liên hệ với DCV Invest để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: https://dcvinvest.com/