Thị truờng hàng hoá là gì?
Thứ Ba, 29/03/2022, 23:48, (GMT+7)
THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA LÀ GÌ?
Thị trường hàng hóa là thị trường mua – bán và trao đổi các nguyên liệu, nhiên liệu thô hoặc các sản phẩm sơ cấp. Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 50 thị trường hàng hóa chính và gần 100 nghìn mặt hàng đang được giao dịch.
THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Thị trường hàng hóa là nơi cho phép nhà sản xuất và người tiêu dùng tiếp cận với nhau tại một thị trường tập trung, có cung – cầu cao và tỷ lệ thanh khoản lớn. Doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng có thể sử dụng những phái sinh của thị trường hàng hóa để bảo vệ cho việc tiêu dùng hoặc sản xuất sản phẩm trong tương lai. Các nhà đầu cơ và thương lái mua – bán dựa trên sự chênh lệch giá hàng hóa cũng đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển của thị trường này. Những quỹ phòng hộ (hedge fund) cũng sử dụng hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa kim loại để tạo ra hàng rào chống lạm phát trên thị trường.
Nếu như trước đây, giao dịch hàng hóa đòi hỏi lượng thời gian, tiền bạc và kiến thức chuyên môn đáng kể và chủ yếu chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì ngày nay, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn để tham gia vào thị trường hàng hóa, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư.
CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
Hàng hóa sẽ được giao dịch trên 2 loại thị trường, thị trường hàng hoá giao ngay (spot market) hoặc thị trường hàng hóa phái sinh (Derivative market). Thị trường giao ngay còn được gọi là “thị trường cơ sở” hoặc “thị trường tiền mặt”, nơi người mua và người bán trao đổi hàng hóa vật chất để giao ngay, giao dịch tức thời.
Thị trường giao ngay là gì?
Thị trường giao ngay là nơi mà hàng hóa được trao đổi và chốt giá ngay lập tức hoặc trong một khoảng thời gian ngắn. Các hợp đồng giao dịch trên thị trường giao ngay có hiệu lực ngay lập tức, dù không được giao hàng ngay thời điểm ký kết. Do quy trình vận chuyển và chuyển giao hàng hóa khiến việc giao hàng chậm hơn. Thông thường là 2 ngày (T+2).
Thị trường Spot khá quen thuộc với chúng ta, vì đây là hình thức giao dịch nguyên sơ và đầu tiên của giao dịch hàng hóa. Đã hình thành từ thời Trung cổ Châu Âu, nơi diễn ra hoạt động mua và bán bằng tiền mặt hoặc là vật chất. Do đó giá cả sẽ ảnh hưởng bởi lực lượng tham gia trong thị trường. Gía sẽ được ấn định tại thời điểm thỏa thuận nhưng nó vẫn thay đổi giá so với thời điểm giao nhận hàng. Đây cũng là rủi ro về giá mà chúng ta gặp phải ở thị trường giao ngay.
Thị trường phái sinh là gì?
Thị thường hàng hoá phái sinh là nơi mà hàng hóa được thỏa thuận và chốt giá theo một mức giá được thống nhất từ trước cho một thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên, vì có thời gian xác định trước nên người mua và người bán phải có cam kết, tuân thủ quy tắc và chịu trách nhiệm khi đến kỳ hạn của hợp đồng hoặc thời điểm đáo hạn hợp đồng. Hơn thế nữa, hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng, thời gian hợp đồng theo quy định của các sàn. Ví dụ các mặt hàng Nông sản như Ngô, Lúa Mì niêm yết trên sàn CBOT phải tuân thủ những đặc tính của hợp đồng và chất lượng sản phẩm đã quy ước.