[Phân tích] Ưu nhược điểm về thị trường hàng hóa phái sinh
Thứ Ba, 20/09/2022, 11:17, (GMT+7)
Từ những năm 1630, các hình thức sơ khai nhất của hàng hóa phái sinh đã hình thành tại Anh và Hà Lan. Trải qua rất nhiều năm, giờ đây khái niệm này ngày càng hoàn thiện và mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về hình thức giao dịch này.
Hãy cùng DCV Invest khám phá những thông tin hữu ích về thị trường này trong bài viết sau.
1. Chi tiết về thị trường hàng hóa phái sinh
Thị trường hàng hóa phái sinh là một khái niệm còn khá xa lạ với những nhà đầu tư Việt Nam. Muốn tìm hiểu khái niệm này, mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây.
1.1 Thị trường là gì?
Thị trường được hiểu đơn giản là những nơi tập trung hàng hóa để thực hiện trao đổi, mua bán. Những sản phẩm phái sinh giao dịch tại đây có thể là dịch vụ, sức lao động hoặc bất cứ thứ gì tạo ra giá trị.
Trước đây thị trường là khái niệm dùng để chỉ những đô thị thời trung cổ – Nơi có rất đông người bán và người mua. Ngày nay sự trao đổi đó diễn ra ở rất nhiều nơi, kể cả là không gian mạng.
1.2 Phái sinh là gì?
Phái sinh (Derivative) được xem là một dạng hợp đồng mà ở đó giá trị của các tài sản phải dựa trên những tài sản cơ sở khác (chỉ số, cổ phiếu…). Bản thân chúng không hề tồn tại giá trị thực tế nào mà chỉ được xem như một công cụ. Công cụ này giúp các nhà đầu tư tiếp cận với những tài sản, thị trường khó thực hiện giao dịch.
Phái sinh luôn được xem như một trong những công cụ tài chính quan trọng nhất bên cạnh cổ phiếu và trái phiếu thế chấp. Trong lịch sử, phái sinh hàng hóa đã diễn ra từ rất lâu đời. Thậm chí, chúng đã được thực hiện bởi nhà bác học nổi tiếng người Hy Lạp – Aristotle. Trên thế giới có rất nhiều dạng giao dịch phái sinh khác nhau có thể kể đến như:
– Giao dịch các nghiệp vụ nợ thế chấp và hoán đổi rủi ro tín dụng.
– Các giao dịch kỳ hạn.
– Giao dịch hoán đổi.
– Giao dịch quyền chọn.
– Giao dịch trần sàn (collar).
1.3 Thị trường hàng hóa phái sinh là gì?
Thị trường hàng hóa phái sinh là trao đổi hàng hóa không dùng tiền mặt. Công cụ trao đổi ở đây là những chỉ số hàng hóa, cổ phiếu, giấy tờ có giá trị tương đương. Mục đích chính khi tham gia thị trường này là đầu tư và thu về lợi nhuận từ sự chênh lệch giá trị trong những trao đổi đó. Các chuyên gia khuyên bạn nên bán tất cả các sản phẩm đó, quảng bá thương hiệu và nguồn thông tin, sử dụng kinh nghiệm của những người lãnh đạo đã sử dụng cơ chế trò chơi Y8 trong một thời gian dài để đạt được thành công.
Thị trường hàng hóa phái sinh là gì
2. Đặc điểm thị trường hàng hóa phái sinh
Thị trường hàng hóa phái sinh không có quá nhiều khái niệm và đặc điểm phức tạp. Một số đặc điểm chính mà các nhà đầu tư nên tìm hiểu bao gồm:
2.1 Đối tượng giao dịch trong thị trường
Trong thị trường hàng hóa phái sinh những đối tượng giao dịch thường là các sản phẩm rất thiết thực. Chúng bao gồm các sản phẩm như tài nguyên thiên nhiên, nông sản, sản phẩm công nghiệp, năng lượng…Những đối tượng này sẽ được giao dịch trên những dạng hợp đồng khác nhau.
Người tham gia giao dịch trong thị trường này thông thường sẽ thuộc các nhóm đối tượng như:
– Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro (Hedger).
– Nhà đầu cơ ( Speculator).
– Người tìm chênh lệch ( Spreaders).
– Các nhà kinh doanh chênh lệch (Arbitrageurs).
2.2 Vì sao nên đầu tư hàng hóa phái sinh?
Nhiều nhà đầu tư vẫn còn băn khoăn vì chưa thực sự hiểu rõ về hàng hóa phái sinh. Tuy nhiên, với những đặc điểm vốn có, thị trường này là một kênh đầu tư minh bạch, ít rủi ro. Nhờ tính an toàn mà đây trở thành kênh đầu tư khá phổ biến trên toàn thế giới.
Dưới đây là một vài lý do khiến các nhà đầu tư nên cân nhắc đến thị trường này.
– Tính pháp lý rõ ràng nhờ sự cấp phép và bảo đảm của Bộ Công thương. Hơn nữa, sàn giao dịch đã được đăng ký thành viên và niêm yết danh sách rõ ràng tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
– Mức độ rủi ro rất thấp bởi đối tượng giao dịch đều là sản phẩm thiết yếu. Do vậy thị trường sẽ luôn ổn định và được thống kê minh bạch mỗi ngày. Từ đó nhà đầu tư có thể phán đoán tiềm năng và lựa chọn phù hợp nhất.
– Các nhà đầu tư được hỗ trợ chiến lược bởi những đơn vị chuyên nghiệp để đưa ra hướng đi chính xác, mang về lợi nhuận cao. Thao tác giao dịch cực kì đơn giản trên website hoặc thông qua các chuyên gia, đội ngũ hỗ trợ. Giao dịch được liên thông tới các sàn giao dịch trên phạm vi thế giới một cách nhanh chóng và thuận lợi.
– Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào, linh hoạt về mặt thời gian và thu về lợi nhuận nhanh chóng. Thời gian cho các sàn giao dịch hoạt động gần như 24/24 nên rất phù hợp với những người bận rộn.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để đầu tư hàng hóa phái sinh có lời
3. Bảng giá hàng hóa phái sinh
Bảng giá phái sinh hàng hóa là thông tin về giá các mặt hàng phái sinh được cập nhật liên tục và chi tiết về sự tăng, giảm của các mặt hàng trong thị trường phái sinh hàng hóa.
Với mỗi mặt hàng trên thị trường phái sinh, bảng giá sẽ cung cấp đầy đủ cho các nhà đầu tư những thông tin và biến động bao gồm: Giá mở cửa, giá chào mua, giá chào bán, bước giá, khớp giá, giá cao nhất, giá thấp nhất, cập nhật thay đổi.
Lợi ích của bảng giá hàng hóa phái sinh:
– Tổng hợp giá của tất cả các loại hàng hóa giao dịch từ các sàn giao dịch hàng hóa thế giới.
– Phân tích xu hướng, khối lượng giao dịch theo từng phiên cụ thể.
– Cập nhật tin tức thị trường vĩ mô và các chức năng khác.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa phái sinh
Những thị trường đầu tư khác có thể bị ảnh hưởng bởi ngoại hối và sự liên hệ giữa các khu vực kinh tế. Thị trường hàng hóa phái sinh thì không như vậy, chúng chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu dùng.
Dưới đây là những yếu tố chính có tác động quan trọng đến thị trường này.
– Điều kiện tự nhiên: Những tác động nhỏ của thiên tai có thể gây ra mất mùa, ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa. Các biến động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bởi vì cung cầu không cân bằng.
– Sự kiện chính trị: Tác động của sự kiện chính trị đến các ngành hàng hóa là vô cùng đặc biệt. Đây vừa là rủi ro nhưng cũng là cơ hội thu lời của các nhà đầu tư. Những sự kiện này sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể giá trị hàng hóa. Chúng ta có thể thấy ví dụ rõ ràng nhất là giá năng lượng tăng trong chiến tranh Nga – Ukraine.
– Giá trị của USD: Đô la Mỹ là đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bởi vì hầu hết các mặt hàng đều được định giá bằng chúng. Vì thế sự thay đổi giá trị của đồng USD sẽ dẫn đến giá cả của tất cả các mặt hàng đều thay đổi.
>>> Xem thêm: Những lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh
![[Phân tích] Thị trường hàng hóa phái sinh là gì? DCV Invest](https://dcvinvest.com/wp-content/uploads/2022/05/thi-truong-hang-hoa-phai-sinh-3.jpg)
5. Thị trường hàng hóa phái sinh ở Việt Nam hiện nay
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV, thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam hiện nay là một thị trường đang phát triển, được đảm bảo, có tính minh bạch cao, rủi ro ít và không cần nhiều vốn để tham gia.
Thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam đang được vận hành với 2 sản phẩm giao dịch đó là: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán VN30 và Hợp đồng tương lai 5 trái phiếu Chính phủ 5 năm.
Thống kê của MXV cho thấy số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hàng hóa đã tăng mạnh trong vòng 1-2 năm trở lại đây: với số lượng giao dịch qua phái sinh hàng hóa lên đến 10.000 lot giao dịch bình quân theo ngày. (31 triệu lot được giao dịch và hơn 7 triệu vị thế mở trong tháng 1/2020).
Năm 2020:
– Tổng hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đạt 39.914.202 hợp đồng, tăng trưởng 79,91% so với năm 2019.
– Khối lượng giao dịch bình quân/phiên trong năm 2020 đạt 158.390 hợp đồng/phiên, tăng trưởng 78,49% so với năm 2019.
=> Gấp 2 lần so với năm 2018 và gấp hơn 14 lần so với năm 2017.
– Tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư cá nhân trong nước là 85,86% và các nhà đầu tư tổ chức trong nước là 13,29%. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của những nhà đầu tư tổ chức trong nước đối với thị trường hàng hóa phái sinh ngày càng gia tăng.
– Có 18 hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ đã được giao dịch.
>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng tương lai là gì
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố đã và đang ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa phái sinh. Nhà đầu tư muốn kiếm lợi nhuận từ thị trường một cách an toàn nên tin tưởng tư vấn từ các chuyên gia. Những đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thống kê, phân tích và đưa ra lựa chọn đúng nhất.
Nếu nhà đầu tư hứng thú với thị trường này, hãy liên hệ với sàn phái sinh DCV Invest. DCV Invest tự hào là đơn vị tư vấn đầu tư hàng hóa uy tín trên thị trường.
– Đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những giải pháp đầu tư tốt nhất.
– Chúng tôi cam kết giúp các nhà đầu tư có thêm lợi nhuận khi tham gia đầu tư, bảo hiểm rủi ro khi mua bán hàng hóa, đảm bảo lợi nhuận bền vững tương lai cho khách hàng.
Hy vọng những chia sẻ về thị trường hàng hóa phái sinh trong bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với DCV Invest ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: www.dcvinvest.com