Tìm hiểu những chỉ số đầu tư tài chính cơ bản
Thứ Ba, 23/08/2022, 14:38, (GMT+7)
Tham gia bất cứ thị trường đầu tư tài chính nào đều có những chỉ số đầu tư cơ bản giúp các nhà đầu tư (NĐT) phân tích và đưa ra quyết định phù hợp. Việc phân tích, hiểu các chỉ số giúp NĐT đánh giá được giá trị tương đối của thị trường, sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Từ đó, nắm bắt cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Bài viết sau đây của DCV Invest sẽ giúp NĐT có cái nhìn rõ hơn về các chỉ số đầu tư tài chính cơ bản.
Chỉ số đầu tư tài chính là gì?
Chỉ số đầu tư tài chính cơ bản thường được nhà đầu tư nhắc đến trong các phân tích thị trường. Với thị trường đầu tư chứng khoán, NĐT sử dụng báo cáo tài chính, xu hướng ngành, xu hướng kinh tế thế giới để xác định sức khỏe tài chính một doanh nghiệp, triển vọng phát triển nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Thông qua các chỉ số đầu tư tài chính, NĐT đánh giá được giá trị thị trường, định giá doanh nghiệp phù hợp và nắm bắt cơ hội đầu tư vào loại cổ phiếu phù hợp.
Tham khảo:
Chỉ số đầu tư tài chính giúp NĐT đánh giá thị trường, doanh nghiệp, từ đó quyết định có đầu tư hay không
Những chỉ số đầu tư tài chính cơ bản nhà đầu tư cần nằm lòng
Những chỉ số đầu tư tài chính của thị trường chứng khoán cơ bản thường gồm: EPS, P/B, P/E, ROA, ROE. Ngoài ra còn có các thông số như đường MACD, parabolic SAR, NAV…
Chỉ số EPS
EPS (Earning per share) là chỉ số đầu tư tài chính cho biết mức lợi nhuận sau thuế phân bổ trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành của một doanh nghiệp. Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của một công ty. EPS càng cao, NĐT càng thu được nhiều lợi nhuận.
EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng của một công ty trong một kỳ báo cáo (theo năm hoặc theo quý) cho tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp đang lưu hành.
Có hai loại chỉ số EPS hiện nay:
- EPS cơ bản: lợi nhuận cơ bản từ 1 cổ phiếu trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
- EPS pha loãng: gồm cổ phiếu công ty và trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu phát hành thêm hoặc cổ phiếu ưu đãi.
Thông thường, chỉ số EPS phản ánh kết quả kinh doanh 4 quý gần nhất của một doanh nghiệp. Để có đánh giá chính xác, NĐT cần căn cứ vào kết quả kinh doanh của nhiều năm chứ không nên chỉ dựa vào 4 quý gần nhất.
EPS là chỉ số đầu tư tài chính cho biết mức lợi nhuận sau thuế phân bổ trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành của một doanh nghiệp
Chỉ số P/E, P/B
Đây là hai chỉ số đầu tư tài chính quan trọng giúp NĐT tìm kiếm những cổ phiếu giá thấp mà thị trường thường bỏ qua.
P/E
P/E (price to Earning ratio) cho biết mức giá NĐT sẵn sàng bỏ ra cho 1 đồng lợi nhuận thu về trên mỗi cổ phiếu. Chỉ số P/E cao phản ảnh cổ phiếu doanh nghiệp đang được định giá cao. Chỉ số này thấp phản ánh:
- Doanh nghiệp định giá thấp.
- Doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong kinh doanh.
- Doanh nghiệp đang ở chu kỳ đỉnh hoặc chu kỳ ngược lại trong kinh doanh.
Chỉ số này tương đối dễ tính toán tuy nhiên lại dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như khả năng phát triển của doanh nghiệp, mức độ lạm phát hay chỉ số P/E của cả ngành.
P/B
P/B (Price to book ratio) là tỷ lệ so sánh giá cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu này. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy tỷ số giá đóng cửa hiện tại của một cổ phiếu đó chia cho giá trị sổ sách quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Nếu cổ phiếu của doanh nghiệp có giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ (P/B<1): về lý thuyết, NĐT có thể thanh lý tài sản và kiếm lời vì giá tài sản ròng cao hơn vốn hóa cổ phiếu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu giá trị tài sản công ty bị thổi phồng hoặc doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi của một chu kỳ kinh doanh, kết quả kinh doanh tốt lên và giá trị sổ sách tăng với tốc độ tăng hơn giá cổ phiếu. Lúc này, thị trường có thể chưa đánh giá đúng giá trị công ty và cổ phiếu vẫn có tiềm năng tiếp tục tăng giá.
P/E, P/B là hai chỉ số đầu tư tài chính quan trọng giúp NĐT tìm kiếm những cổ phiếu giá thấp mà thị trường thường bỏ qua
Chỉ số ROE
ROE (Return on Equity) là chỉ số đầu tư tài chính thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu. Chỉ số này phản ánh mức sinh lời trên mỗi đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp. ROE cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn hiệu quả và là doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư tốt. Tuy nhiên, ROE cao có thể phản ánh vốn chủ sở hữu nhỏ so với thu nhập ròng.
Do đó, để quyết định nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không, NĐT còn phải dựa trên ROE trung bình của ngành, thời vụ và thời gian kinh doanh.
>>> Tham khảo ngay: Bảng giá hàng hóa phái sinh
Chỉ số ROA
ROA (Return On Assets) là chỉ số đầu tư tài chính thể hiện khả năng sinh lời trên một đồng tài chính của công ty. Chỉ số này phản ánh hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần quan tâm đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
ROA cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có và có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai. Tuy nhiên, khi đánh giá ROA của một doanh nghiệp cần quan tâm về ROA chung của ngành, so sánh với ROA quá khứ của chính doanh nghiệp cũng như so sánh với các đối thủ để có quyết định đầu tư phù hợp nhất.
ROE, ROA phản ánh khả năng sinh lời hiệu quả của doanh nghiệp trên vốn và tài sản
Lời kết
Trên đây, DCV Invest đã giới thiệu tới các NĐT những chỉ số đầu tư tài chính cơ bản mà NĐT nào cũng cần quan tâm khi tham gia thị trường. Những chỉ số này giúp NĐT đưa ra được đánh giá chung về thị trường cũng như tiềm năng đầu tư hiệu quả vào một doanh nghiệp.
Hy vọng, những thông tin hữu ích này sẽ giúp NĐT có được quyết định lựa chọn danh mục đầu tư và chiến lược đầu tư phù hợp. Mọi thông tin cần tư vấn thêm về đầu tư tài chính, đặc biệt là đầu tư hàng hóa phái sinh, NĐT liên hệ ngay với DCV Invest theo hotline: 0249.999.8669 để được hỗ trợ chi tiết nhất.