Tìm hiểu về công cụ phái sinh và những điều cần biết
Thứ Ba, 31/05/2022, 15:19, (GMT+7)
Hoạt động đầu tư hàng hóa phái sinh mang về rất nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư (NHÀ ĐẦU TƯ) nhưng cũng luôn đi kèm với rủi ro. Để hạn chế điều này, các công cụ phái sinh ra đời như một loại hình “bảo hiểm” khi thực hiện các hợp đồng kinh tế, phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận cho các bên tham gia.
Công cụ phái sinh được phát triển dựa trên những cơ sở tài sản sẵn có như: hàng hóa, chỉ số chứng khoán, tỷ giá tiền tệ…Vậy công cụ tài chính phái sinh là gì? Tác dụng của nó với nhà đầu tư như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể tận dụng công cụ phái sinh để kiếm lời.
1. Công cụ phái sinh là gì?
Công cụ phái sinh là hợp đồng giữa bên mua/bán nhằm trao đổi một lượng tài sản cơ sở theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trước trong tương lai nhằm giảm thiểu rủi ro bên bán/mua phải chịu nếu giá hàng hóa cơ sở biến động.
>>> Xem thêm: Hợp đồng phái sinh là gì

Công cụ phái sinh (Derivative instruments) là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào một tài sản cơ sở đã được định trước. Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá (với thị trường phái sinh hàng hóa), ngoại tệ (với phái sinh ngoại hối), chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán (với chứng khoán phái sinh). Giá trị của công cụ phái sinh thay đổi dựa trên biến động giá trị hàng hóa cơ sở.
2. Ví dụ về công cụ phái sinh
Anh H, chủ trang trại A, lo lắng về những biến động có thể xảy ra của thị trường gia cầm, đặc biệt là có các báo cáo về tình hình bệnh cúm gà đang có dấu hiệu xuất hiện ở tỉnh B. Vì muốn bảo vệ doanh nghiệp của mình, anh H đã tìm đến nhà đầu tư để ký hợp đồng tương lai.
Nhà đầu tư đồng ý trả 15$ cho mỗi con gà trống non khi chúng có thể giết mổ trong 6 tháng tới, bất kể giá gà trên thị trường tăng hay giảm.
– Nếu tại thời điểm đó, giá trên 15$ thì nhà đầu tư sẽ có được lợi ích vì họ có thể mua gà trống non với giá thấp hơn trên thị trường và bán ra thị trường với giá cao hơn để thu được lợi nhuận.
– Nếu mức giá giảm xuống dưới 15$ thì anh H sẽ bán được gà của mình với giá cao hơn giá thị trường hiện tại, thậm chí có thể hơn những gì cô ấy mong đợi khi bán chúng cho những người khác.
Nhờ tham gia vào một hợp đồng tương lai, doanh nghiệp của anh H đã được bảo vệ trước sự thay đổi giá trên thị trường, vì anh đã giữ được giá ở mức 15$ chỗ mỗi con gà trống non.
>>> Xem thêm: Hợp đồng tương lai là gì?
Anh ấy có thể bị lỗ nếu giá lên tới 30$ nhưng anh sẽ được bảo vệ nếu giá giảm xuống còn 10$ khi có tin chính thức về dịch cúm gia cầm. Bằng cách phòng ngừa rủi ro với một hợp đồng tương lai, anh H có thể yên tâm hoạt động kinh doanh và không phải lo lắng về biến động giá cả trên thị trường.
3. Pháp luật về công cụ tài chính phái sinh
Công cụ phái sinh có bản chất là hợp đồng giao dịch mua/bán, tùy theo loại hình tài sản cơ sở, các công cụ tài chính phái sinh được pháp luật quy định trong nhiều văn bản.
– Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006 đã quy định chi tiết luật Thương mại về thành lập Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua/bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa;
– Nghị định 51/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung nghị định số 158/2006/NĐ-CP được xem là cơ sở pháp lý cho phép các hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam.
Theo đó, các người đầu tư hàng hóa phái sinh được pháp luật bảo vệ và có sân chơi đầu tư công khai, minh bạch, an toàn.
– Nghị định 158/2020/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2020 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh cũng đã quy định về đối tượng được phép kinh doanh chứng khoán phái sinh cũng như các quy định về thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
Điều này cho phép các công ty kinh doanh chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư yên tâm về tính công khai và an toàn của thị trường.
– Pháp luật thuế quy định, một trong những đối tượng không chịu thuế gia tăng là “Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua/bán ngoại tệ và dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định pháp luật (Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008).

4. Vai trò của thị trường công cụ phái sinh
Thị trường công cụ phái sinh đóng vai trò quan trọng với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Dưới đây là một số vai trò mà DCV Invest muốn chia sẻ tới các nhà đầu tư:
4.1 Giúp quản lý rủi ro
Như một trong những công cụ chia sẻ rủi ro, giao dịch hàng hóa phái sinh cho phép “chuyển” rủi ro sang những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Giá của công cụ phái sinh chịu ảnh hưởng bởi giá trị của tài sản cơ sở, giao dịch phái sinh làm giảm rủi ro của việc nắm giữ tài sản cơ sở đó.
Nhà đầu tư tham gia phái sinh nhằm giảm rủi ro được gọi là “người phòng hộ”, trong khi nhà đầu tư tham gia với mục đích tăng lợi nhuận và sẵn sàng chấp nhận rủi ro là những “nhà đầu cơ”.
>>> Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm hàng hóa là gì
4.2 Cung cấp chỉ báo giá
Giá cả trong thị trường phái sinh còn phản ánh kỳ vọng của các bên tham gia thị trường về giá cả tài sản cơ sở trong tương lai, từ đó có ảnh hưởng phần nào dẫn dắt giá tài sản cơ sở đến mức dự đoán.
Ví dụ, giá cả trong hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai sẽ chứa kỳ vọng của nhà đầu tư về giá trị tương lai của tài sản cơ sở. Mặc dù giá trị kỳ vọng này có thể thay đổi. Nhưng thị trường phái sinh vẫn cung cấp các thông tin hữu ích về giá biến động cũng như rủi ro của tài sản cơ sở.
4.3 Tạo thuận lợi cho điều hành
Với chi phí giao dịch thấp hơn thị trường cơ sở, các thị trường phái sinh thường thu hút nhà đầu tư. Thị trường phái sinh cũng thường có tính thanh khoản cao do khả năng sử dụng đòn bẩy cao (có thể lên đến 1:20 với thị trường hàng hóa phái sinh). nhà đầu tư tham gia thị trường bỏ vốn nhỏ nhưng thị trường vẫn “tiêu hóa” được các giao dịch giá trị lớn.
Bên cạnh đó, thị trường phái sinh cho phép nhà đầu tư bán khống. nhà đầu tư có thể giao dịch mà không cần sở hữu tài sản cơ sở.

5. Ưu điểm của công cụ phái sinh
Các công cụ phái sinh có ảnh hưởng đáng kể đến tài chính hiện đại, bởi vì chúng có một số ưu điểm có thể phục vụ cho thị trường tài chính:
5.1 Đòn bẩy
Đối với các giao dịch phái sinh trong tương lai, các nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ từ 2 – 10% giá trị hợp đồng là có thể duy trì quyền sở hữu. Do đó, khả năng và cơ hội thu được lợi nhuận của các công cụ phái sinh cao hơn nhiều so với việc sử dụng chứng khoán cơ sở hoặc quỹ tương hỗ.
>>> Xem thêm: Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh
5.2 Lợi thế hoạt động
Thị trường phái sinh có chi phí giao dịch thấp hơn so với cơ sở, có tính thanh khoản lớn hơn so với các thị trường trao ngay và nhờ khả năng sử dụng đòn bẩy cao của thị trường này, người tham gia chỉ cần một số tiền nhỏ đã có thể tham gia vào thị trường.
5.3 Xác định giá tài sản
Các công cụ phái sinh thường được sử dụng để xác định mức giá của tài sản cơ sở. Chẳng hạn như giá giao ngay của hợp đồng tương lai có thể đóng vai trò xấp xỉ với giá hàng hóa.
5.4 Tiếp cận thị trường không có sẵn
Công cụ phái sinh giúp các tổ chức có được quyền truy cập vào các tài sản hoặc thị trường không có sẵn. Nhờ vào việc sử dụng các giao dịch hoán đổi lãi suất, một công ty có thể thu được mức lãi suất ưu đãi hơn so với mức lãi suất có sẵn từ việc vay trực tiếp.
>>> Xem thêm: Các sản phẩm phái sinh ngoại hối
6. Các công cụ tài chính phái sinh
Các công cụ phái sinh ra đời từ rất sớm, phát triển song hành cùng thị trường cơ sở.
6.1 Lịch sử hình thành
Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện sớm nhất từ thời Trung cổ, khi các bên tham gia thị trường có nhu cầu bảo hiểm giá cho nông sản. Những hợp đồng kỳ hạn đầu tiên là ví dụ về công cụ phái sinh ra đã đời từ thời điểm này. Hợp đồng quyền chọn cũng xuất hiện từ những năm 624.
Tới năm 1848, trung tâm giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) ra đời, đánh dấu sự xuất hiện của sàn giao dịch công cụ phái sinh đầu tiên.
Năm 1975, xuất hiện các hợp đồng tương lai lãi suất. Thời điểm đó lãi suất thường xuyên biến động, Quỹ dự trữ liên bang Mỹ đã thay đổi mục tiêu điều chỉnh lãi suất sang dự trữ bắt buộc.
Tới những năm 1980, hợp đồng hoán đổi được giao dịch lần đầu. Năm 1990, tín dụng phái sinh (gồm tín dụng kỳ hạn, tín dụng hoán đổi, quyền chọn rủi ro tín dụng…) ra đời.
Đến nay, cùng với những biến động kinh tế liên tục, thị trường đã phát triển đa dạng với nhiều công cụ phái sinh phục vụ các thị trường tài chính khác nhau.

6.2 Cách phân loại công cụ tài chính phái sinh
Công cụ phái sinh giúp nhà đầu tư phòng vệ rủi ro trước biến động giá của tài sản cơ sở, cũng là phương tiện kinh doanh. Một công cụ phái sinh luôn bao gồm: bên bán (seller), bên mua (buyer), giá tài sản cơ sở (underlier) trong tương lai (future price), thời điểm tương lai diễn ra mua/bán (future date of transaction).
Công cụ phái sinh cơ bản gồm:
– Hợp đồng kỳ hạn (Forwards): là thỏa thuận mua/bán giữa hai bên để mua/bán một lượng tài sản cơ sở với giá xác định, tại một thời điểm trong tương lai.
– Hợp đồng tương lai (Futures): là hình thực hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn thực hiện trên thị trường tập trung.
– Hợp đồng quyền chọn (Options): là hợp đồng giúp đảm bảo chủ sở hữu quyền chọn (không phải nghĩa vụ) có thể mua/bán một lượng tài sản cơ sở cho bên bán quyền với mức giá xác định tại một thời điểm định trước trong tương lai.
– Hợp đồng hoán đổi (Swaps): là hợp đồng trong đó bên mua và bên bán thỏa thuận hoán đổi dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai, theo nguyên tắc nhất định.
Thị trường giao dịch công cụ phái sinh gồm:
– Thị trường tập trung (Exchange-traded): Các hợp đồng phái sinh được chuẩn hóa để đảm bảo tính thanh khoản, được mua bán tại sở giao dịch có tổ chức giúp đảm bảo hai bên tuân thủ đúng nghĩa vụ trong giao dịch.
+ Tại đây, giao dịch được thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ. Hợp đồng thường được giao dịch trong thị trường tập trung là Hợp đồng tương lai (Futures) và Hợp đồng quyền chọn (Options).
– Thị trường phi tập trung (OTC – Over the Counter): Hợp đồng phái sinh tại OTC được thỏa thuận trực tiếp giữa bên mua và bên bán mà không cần thông qua trung gian. OTC có tính linh hoạt, điều chỉnh theo nhu cầu.
>>> Xem thêm: Chỉ số chứng khoán phái sinh hôm nay

6.3 Mục đích sử dụng công cụ tài chính phái sinh
Mục đích sử dụng công cụ tài chính phái sinh chủ yếu là nhằm phòng ngừa rủi ro tài chính, phân tán rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện các hợp đồng kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho các bên tham gia.
Bên cạnh đó, các công cụ tài chính còn gồm mục đích đầu cơ tích trữ, tiếp cận các tài sản hoặc thị trường khó giao dịch, cơ cấu lại tài sản nợ – có.
7. Công cụ phái sinh ở Việt Nam hiện nay
Mặc dù công cụ phái sinh là những công cụ chia sẻ rủi ro nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi thế mà nó đem lại cho thị trường tài chính. Không chỉ cho phép các ngân hàng phòng ngừa rủi ro mà công cụ phái sinh còn là một trong những dịch vụ sinh lời cao nhất. Vì thế, ở Việt Nam, các công cụ phái sinh cũng được sử dụng khá phổ biến, bao gồm:
7.1 Hợp đồng kỳ hạn
Là hợp đồng giữa hai bên tham gia, để mua hoặc bán một lượng tài sản tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận. Thời điểm xác định trong tương lai thường được gọi là ngày thanh toán hợp đồng hoặc ngày đáo hạn. Thời gian kể từ khi ký đến khi đáo hạn hợp đồng chính là kỳ hạn của hợp đồng. Mức giá được xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn. Tài sản ở đây có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào, hàng hóa, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu hay tiền tệ.
7.2 Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi cho phép một trao đổi những khoản thanh toán định kỳ về lãi suất, tiền tệ, hàng hóa, tín dụng,….
7.3 Hợp đồng quyền chọn
Là loại hợp đồng đảm bảo cho chủ sở hữu quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một lượng nhất định hàng hóa cơ sở ở một mức giá xác định, tại hoặc trước một thời điểm xác định trong tương lai. Nếu cảm thấy việc mua sẽ không đem lại lợi ích gì thì người mua có quyền không mua nữa. Các hợp đồng này chủ yếu được thực hiện tại các sàn giao dịch.
7.4 Hợp đồng tương lai
Là một hình thức hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn sẽ được thực hiện trên thị trường tập trung. Thị trường này có chức năng kết nối người mua và người bán, đồng thời đảm bảo hai bên tuân thủ đúng các nghĩa vụ trong giao dịch. Giá được áp dụng trong ngày đáo hạn hợp đồng sẽ được gọi là giá tương lai.
8. Mối quan hệ giữa thị trường hàng hóa với công cụ phái sinh
Trong khi thị trường hàng hóa còn nhiều hạn chế về chuỗi sản xuất, kinh doanh, thị trường hàng hóa phái sinh ra đời như một công cụ vượt trội về khả năng phòng ngừa rủi ro giá, đồng thời là công cụ quản lý, giám sát doanh nghiệp hiệu quả.
Tại Việt Nam, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh được hợp pháp hóa và cấp phép bởi Bộ Công Thương theo nghị định 51/2018/NĐ-CP. Sau đây là những lợi thế của thị trường phái sinh hàng hóa thu hút các nhà đầu tư:
– Tính pháp lý minh bạch, công khai, được Nhà Nước bảo hộ.
– Về bản chất: Công cụ phái sinh hàng hóa giúp phòng ngừa rủi ro biến động giá của các hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và cuộc sống, đặc biệt là nông sản, đồng thời NHÀ ĐẦU TƯ tham gia giao dịch dễ chiến thắng hơn.
– Độ rủi ro: Giao dịch hàng hóa có mức giá thành sản xuất cơ sở nên chênh lệch giá tài sản cơ sở không quá cao so với giá sản xuất và tuân theo quy luật cung cầu, NHÀ ĐẦU TƯ có thể yên tâm về rủi ro thấp. Đồng thời, sở giao dịch hàng hóa Việt Nam kết nối liên thông với sở giao dịch hàng hóa trên toàn thế giới, thị trường bị thao túng giá là điều gần như không thể.
– Hình thức giao dịch: Cơ chế giao dịch hai chiều, khớp lệnh tức thời và T+0 cho phép nhà đầu tư liên tục đóng/mở vị thế, gia tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động thị trường ở cả hai chiều tăng/giảm thị trường.
– Tính thanh khoản cao: Thị trường liên thông toàn cầu với trên 50 quốc gia, tạo nên quy mô thị trường lớn, mức thanh khoản lên tới 5.000 tỷ USD/ngày.
– Thời gian giao dịch: Linh hoạt bởi hoạt động trải dài trên các múi giờ khắp các châu lục, nhà đầu tư có thể lựa chọn sản phẩm và khung thời gian giao dịch phù hợp.

Bên cạnh đó, công cụ phái sinh còn đem lại lợi ích cho cả bên bán và bên mua trong thị trường hàng hóa.
– Với bên mua: Công cụ phái sinh giúp cân bằng đối ứng giữa bên bán và bên mua. Doanh nghiệp có thể mua số lượng lớn hàng hóa với mức giá phù hợp, đồng thời có thể bán ra tương ứng để kiếm lợi nhuận trên sự chênh lệch giá thị trường.
– Với bên bán: Nhờ công cụ phái sinh, nhà sản xuất, nông dân hoặc các bên bán hàng hóa không cần quá quan tâm tới mức giá biến động mà tập trung sản xuất nâng cao chất lượng và sản lượng, chủ động định giá bán, dự trù được lợi nhuận, tránh được tình trạng ép giá khi thu hoạch.
Trên đây, sàn phái sinh DCV Invest đã cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin cơ bản về sự hình thành cũng như vai trò của công cụ phái sinh với thị trường. Tuy ra đời sau, thị trường phái sinh đã và đang đóng vai trò quan trọng với các thị trường cơ sở cũng như nền kinh tế nói chung, đặc biệt là thị trường hàng hóa – huyết mạch của toàn bộ nền sản xuất và cuộc sống toàn cầu.
Hiểu được điều này sẽ giúp các nhà đầu tư thêm tự tin khi đầu tư vào các thị trường phái sinh cũng như có được chiến lược đầu tư phù hợp. Mọi thông tin cần tư vấn về đầu tư phái sinh, quý nhà đầu tư có thể liên hệ với DCV Invest 24/7 để được tư vấn chi tiết nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: https://dcvinvest.com/