Ví dụ về giao dịch chứng khoán phái sinh
Thứ Năm, 06/10/2022, 10:17, (GMT+7)
Bên cạnh cổ phiếu, thị trường chứng khoán thì còn có hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư (NĐT) sinh lợi nhuận và tự tin giao dịch hơn trên thị trường cơ sở. Để giúp các NĐT hiểu hơn về công cụ tài chính này này, DCV Invest sẽ đưa ra định nghĩa cùng các ví dụ về chứng khoán phái sinh trong bài viết dưới đây.
1. Thông tin chung về chứng khoán phái sinh
Thị trường chứng khoán phái sinh là kênh đầu tư được đánh giá hữu ích và hiệu quả cho NĐT hỗ trợ vốn kịp thời, bắt kịp diễn biến của thị trường, gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, thị trường này có mức rủi ro cao, đòi hỏi vốn ổn định cùng kiến thức chứng khoán vững vàng, tính kỷ luật cao khi đầu tư.
>>> Xem thêm: Bảng giá phái sinh hàng hóa
Bởi vậy, trước khi “xuống tiền”, NĐT nên tham khảo và hiểu rõ về thị trường này.
1.1 Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng mua bán, chuyển giao lượng tài sản cơ sở vào một thời điểm trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận trước. Trong đó, tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán VN30.
Ví dụ về chứng khoán phái sinh: Bên A mua hợp đồng phái sinh tương lai chỉ số VN30 kỳ hạn 1 tháng từ bên B. Thời gian thanh toán là tháng 12/2022 theo giá 1500 điểm. Đến tháng 12/2022, chỉ số VN30 tăng lên 1550 điểm, bên A thanh toán cho bên B theo thỏa thuận chênh lệch là (1550-1500)*100.000 = 5.000.000 vnđ
CKPS hiện được thực hiện dưới 4 dạng hợp đồng chính bao gồm:
– Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận giữa 2 bên tham gia về mua/bán tài sản cơ sở vào một thời điểm tương lai với mức giá định trước tại ngày thực hiện giao dịch.
– Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.
– Hợp đồng quyền chọn: là hợp đồng trong đó một bên có quyền yêu cầu bên kia có nghĩa vụ phải mua/bán lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã xác định trước trong hợp đồng tại một khoảng thời gian xác định trong tương lai.
– Hợp đồng hoán đổi: là hợp đồng hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền một công cụ tài chính trong một khoảng thời gian xác định.
1.2 So sánh chứng khoán phái sinh vs hàng hóa phái sinh
Sau đây là những so sánh cơ bản về thị trường hàng hóa phái sinh và chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh | Hàng hóa phái sinh |
– Lấy chỉ số chứng khoán VN30 làm cơ sở | – Lấy chỉ số hàng hóa các mặt hàng nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng làm cơ sở |
– Thị trường nhỏ (giới hạn trong các mã của VN30) | – Thị trường lớn toàn cầu |
– Tính thanh khoản nhỏ, lãi lỗ có thể rất lớn vào phiên ATC (phiên khớp lệnh đóng cửa) | – Tính thanh khoản cao
– Giá biến động không quá nhiều so với giá sản xuất của nông dân, biến động theo chu kỳ và cung – cầu thị trường. |
– Rủi ro lớn, khó thắng thị trường | – Đầu tư dài hạn, phân tích tốt thị trường dễ chiến thắng |
>>> Xem thêm: Có nên chơi chứng khoán phái sinh
2. Ví dụ về chứng khoán phái sinh
Để hiểu hơn về chứng khoán phái sinh, NĐT có thể tham khảo các ví dụ sau:
2.1 Ví dụ về chứng khoán phái sinh – Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một loại tài sản được trao đổi ở một thời điểm trong tương lai với mức giá bán xác định tại ngày ký hợp đồng.
Ví dụ: Tháng 2/2022, lo ngại thị trường giảm điểm trong thời gian 3 tháng tới, bên A đã đầu tư mua hợp đồng chỉ số VN30 với kỳ hạn 3 tháng theo giá 1300 điểm. Đến tháng 5/2022, thị trường thực sự giảm chỉ còn 1.282 điểm. Bên A vẫn nhận được thanh toán với mức 1.300 điểm và kiếm lời từ chênh lệch với số tiền: (1.300- 1.282) *100.000 = 1.800.000 đ.
– Hạn chế của hợp đồng kỳ hạn là do thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên, không được chuẩn hóa nên chỉ giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). Để hạn chế nhược điểm này, hợp đồng tương lai ra đời, chuẩn hóa và giao dịch dễ dàng.
2.2 Ví dụ về chứng khoán phái sinh – hợp đồng tương lai
Hiện nay tại thị trường CKPS Việt Nam chỉ cho phép giao dịch hợp đồng tương lai (HĐTL). Sau đây là ví dụ về giao dịch chứng khoán phái sinh với HĐTL chỉ số VN30.
Ví dụ: tháng 4/2022, NĐT A và B thực hiện mua bán HĐTL VN30 kỳ hạn 1 tháng với giá tương lai là 700 điểm và hệ số nhân hợp đồng là 100.000 đồng.
– Tới tháng 5, nếu chỉ số VN30 tăng lên 720, theo HĐ, bên B cam kết bán ở giá F1 cho bên A, trong khi giá thị trường là 720. Bên A được lợi và bên B phải thanh toán cho bên A số tiền chênh lệch V = 100.000 * (720-700) = 2.000.000VNĐ.
– Nếu đến tháng 5, chỉ số VN30 giảm xuống 650. Theo HĐ, bên A phải thanh toán cho bên B theo mức điểm là 700. Như vậy, bên A lỗ V = 100.000 * (700-650) = 5.000.000 vnđ, bên A phải thanh toán cho bên B số tiền 5.000.000VNĐ.
2.3 Ví dụ về chứng khoán phái sinh – hợp đồng quyền chọn
Trong hợp đồng quyền chọn, có quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option).
Với quyền chọn mua, người nắm quyền mua hàng hóa cơ sở vào một ngày xác định có quyền (nhưng không bắt buộc) được mua/bán tài sản cơ sở với mức giá đã được ấn định vào trước hoặc đúng ngày đã được xác định trong hợp đồng. Và người bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng nếu người mua yêu cầu.
Ví dụ: NĐT A mua HĐ quyền chọn là quyền mua cổ phần SSI với giá là 15.000 vnđ/cổ phần. Vào thời điểm đáo hạn, nếu giá cổ phần SSI tăng lên 20.000 vnđ/cổ phần, NĐT A thực hiện quyền chọn mua, người bán buộc phải bán cổ phần SSI (giá thị trường là 20.000vnđ/cổ phần) cho ông A với giá 15.000 vnđ/cổ phần theo HĐ.
NĐT A sẽ lãi 5.000 vnđ/cổ phần. Nếu không thực hiện quyền chọn, ông A sẽ lỗ mức phí mua HĐ.
2.4 Ví dụ về chứng khoán phái sinh – hợp đồng hoán đổi lãi suất
Một NĐT A mua trái phiếu XYZ được trả trái tức hàng năm = lãi suất ngân hàng 1 năm + 5%. Tuy nhiên A không muốn chịu rủi ro khi lãi ngân hàng giảm.
NĐT B khác đang nhận khoản lãi cố định là 10%. Anh B lại muốn khoản lãi của mình thả nổi theo thị trường.
NĐT A và B thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất với trị giá 100 triệu, đáo hạn sau 2 năm, trả lãi 6 tháng/ lần. Theo HĐ, anh A đồng ý trả cho anh B mức lãi ngân hàng + 5%, anh B đồng ý trả cho bên A cố định 10%/năm.
Bảng tóm tắt giá trị HĐ như sau:
Trước HĐ | Sau HĐ | |||||
Giá trị HĐ | Kỳ hạn | Lãi 1 năm | A nhận (lãi NH + 5%) | B nhận 10% | A nhận 10% | B nhận (lãi NH + 5%) |
100 triệu | 6 tháng | 5% | 10 triệu | 10 triệu | 10 triệu | 10 triệu |
100 triệu | 12 tháng | 6% | 11 triệu | 10 triệu | 10 triệu | 11 triệu |
100 triệu | 18 tháng | 4% | 9 triệu | 10 triệu | 10 triệu | 9 triệu |
100 triệu | 24 tháng | 5,5% | 9,5 triệu | 10 triệu | 10 triệu | 9,5 triệu |
3. Tình hình Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Ngày 10/8/2017 đánh dấu sự kiện sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 lần đầu được ra mắt tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đến năm 2019, HNX cho ra mắt sản phẩm thứ hai là Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm. Và năm 2021, tiếp tục đưa vào giao dịch sản phẩm thứ ba là hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm.
Sau gần 5 năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh đã có bước tăng trưởng rất tốt và ổn định, Giao dịch trên thị trường diễn ra ngày càng sôi động, thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bên cạnh đó, quy mô cùng thanh khoản thị trường cũng có sự tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch trung bình tăng lên gần 17 lần tính đến 5 tháng đầu năm 2022. Khối lượng hợp đồng mở (OI) cùng đã tăng khoảng 4 lần tính đến cuối tháng 5/2022.
>>> Tham khảo: Quy định chứng khoán phái sinh
Thị trường chứng khoán phái sinh đã dần trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là khi thị trường cơ sở có dấu hiệu giảm điểm mạnh, thị trường phái sinh đã góp phần làm giảm áp lực bán tháo trên thị trường cơ sở. Chính điều đó đã giúp ổn định tâm lý của các nhà đầu tư, làm cho thị trường ở vào thế cân bằng hơn, hạn chế được đà sụt giảm của chỉ số thị trường cơ sở.
Không chỉ vậy, thị trường chứng khoán phái sinh còn là một kênh đầu tư sinh lời cho các nhà đầu tư Việt Nam. Thông qua các giao dịch 2 chiều và có thể mua bán liên tục ngay trong phiên, nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường cơ sở giảm mạnh. Bởi thế mà thị trường phái sinh ngày càng thu hút nhà đầu tư, số lượng tài khoản giao dịch liên tục tăng lên, tính đến cuối tháng 5/2022, trên thị trường chứng khoán phái sinh đã có tới hơn 1 triệu tài khoản.
Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán phái sinh đã thu hút được sự quan tâm của cả các nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán phái sinh răng lên hàng năm, thậm chí năm sau còn tăng gấp 2 – 3 lần so với năm trước đó. Năm 2021, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 2,8% tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường.
Hệ thống thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh cũng có sự phát triển nhanh chóng, từ 7 công ty khi thị trường mới khai trương đã tăng lên 23 công ty chứng khoán thành viên. Tất cả công ty chứng khoán thành viên này đều có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 900 tỷ đồng trở lên và đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn khác theo quy định.
4. Các lưu ý khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh
Hiện nay, tại thị trường CKPS mới chỉ cho phép giao dịch HĐTL. Để tham gia giao dịch, NĐT cần lưu ý về mức tài sản ký quỹ, ngày đáo hạn hợp đồng.
4.1 Ký quỹ
Để bắt đầu giao dịch, NĐT cần bổ sung mức ký quỹ ban đầu với tỷ lệ là 13% giá trị HĐ.
Ví dụ: NĐT muốn thực hiện 10 HĐTL chỉ số VN30 tại mức 912 điểm. Hệ số nhân của HĐ là 100.000. Phí giao dịch và thuế giao dịch là 0 vnđ.
Số tiền ký quỹ ban đầu = 13% * (912 *10 * 100.000) = 118.560.000 vnđ
Bên cạnh đó, để đảm bảo giao dịch xuyên suốt, không bị đóng vị thế, NĐT cần bổ sung ký quỹ đáp ứng mức yêu cầu.
Cách tính như sau: giá trị ký quỹ yêu cầu = IM+ VM + DM
Trong đó:
– IM (Initial Margin): mức ký quỹ ban đầu theo quy định của trung tâm lưu ký (VSD)
– VM (Variation Margin) : lỗ ròng phát sinh trong phiên (nếu có)
– DM (Delivery Margin): ký quỹ chuyển giao với các HĐ phái sinh chuyển giao vật chất đến kỳ đáo hạn.
NĐT cần lưu ý khi mức ký quỹ tụt xuống các mức quy định, sẽ có lệnh call margin (bổ sung ký quỹ) được thông báo đến tài khoản để bổ sung. Nếu NĐT không bổ sung theo đúng kỳ hạn sẽ bị đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế giao dịch.
>>> Xem thêm: Tỷ lệ ký quỹ chứng khoán phái sinh
4.2 Ngày đáo hạn hợp đồng
Mỗi hợp đồng tương lai sẽ có ngày đáo hạn tương ứng. NĐT nắm giữ vị thế tới ngày đáo hạn, VSD sẽ thực hiện tất toán lãi/lỗ trên HĐ và bù trừ thanh toán. Sau ngày giao dịch cuối cùng, hợp đồng đáo hạn sẽ không còn giá trị giao dịch.
5. Cách chơi chứng khoán phái sinh
Để có thể bắt đầu tham gia vào các giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư cần thực hiện quy trình 5 bước sau đây:
Bước 1: Lập tài khoản giao dịch phái sinh
Nếu như bạn đã có tài khoản của bất kỳ công ty chứng khoán nào rồi thì hãy liên hệ với nhân viên phụ trách tài khoản đó để kích hoạt sản phẩm giao dịch chứng khoán phái sinh. Ở chế độ mặc định, tài khoản giao dịch phái sinh sẽ không được bật cho toàn bộ khách hàng. Còn nếu chưa có tài khoản bạn cần phải đăng ký tài khoản mới.
Bước 2: Nộp phí ký quỹ ban đầu
Để kích hoạt tài khoản, các nhà đầu tư cần nộp tiền vào tài khoản chứng khoán và thực hiện ký quỹ tài khoản theo quy định của sở giao dịch và trung tâm bù trừ.
Khoản tiền ký quỹ này sẽ được dùng để:
– Đảm bảo được việc thanh toán mang tính bắt buộc.
– Đảm bảo các bên tham gia giao dịch thực hiện theo đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
– Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hàng ngày và thông báo lãi lỗ vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế, đồng thời gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Nhờ vậy có thể giảm thiểu rủi ro trong việc mất khả năng thanh toán của các bên tham gia hợp đồng.
Bước 3: Thực hiện giao dịch phái sinh trên sàn chứng khoán
Các hợp đồng tương lai sẽ có mã giao dịch riêng biệt trên sàn chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ dựa trên kỳ vọng của mình vào xu hướng của chỉ số rồi tiến hành đặt lệnh, khớp lệnh mua/bán để tham gia vào hợp đồng tương lai.
Cũng giống như cổ phiếu, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số tăng sẽ mua hợp đồng tương lai chỉ số, còn kỳ vọng chỉ số giảm sẽ bán hợp đồng tương lai chỉ số. Đặc biệt là các hợp đồng tương lai sẽ đáo hạn, do đó khi tham gia giao dịch nhà đầu tư hãy lưu ý chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp.
>>> Xem thêm: Cách chơi phái sinh chứng khoán hiệu quả
Bước 4: Thanh toán bù trừ
Cuối mỗi giao dịch, bạn phải thanh toán toàn bộ lãi lỗ theo ngày dựa trên thực tế giá hợp đồng tương lai hôm đó. Đối với hợp đồng tương lai có ngày đáo hạn thì lãi lỗ sẽ được tính vào ngày kết thúc đáo hạn của hợp đồng tương lai.
Bước 5: Theo dõi tỷ lệ tài khoản ký quỹ
Tiếp đó, bạn cần phải liên tục theo dõi tỷ lệ ký quỹ tài khoản của mình. Nếu thị trường đang có chiều hướng biến động xấu và không tốt cho vị thế giao dịch thì tài khoản của bạn sẽ cần nạp thêm tiền.
6. Cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh
Cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh là một trong những điều cơ bản mà các nhà đầu tư phái sinh cần phải nắm rõ. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ áp dụng hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Do đó, DCV Invest sẽ giới thiệu cách tính lãi lỗ hợp đồng tương lai chỉ số VN30.
Lãi lỗ được xác định trên cơ sở chênh lệch giá thanh toán cuối ngày so với giá bình quân gia quyền theo số lượng của mỗi loại vị thế. Sau khi xác định xong sẽ được bù trừ ròng để chốt hạ nghĩa vụ thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư.
Như vậy, lãi lỗ chứng khoán phái sinh được tính theo công thức: VM cuối ngày = (DSPt – VWAP) * số hợp đồng * hệ số
Trong đó:
– DSPt: là chênh lệch giá thanh toán cuối ngày.
– VWAP: là giá bình quân gia quyền theo số lượng.
– Ở vị thế Long: VWAP = giá bình quân gia quyền mua.
– Ở vị thế Short: VWAP = giá bình quân gia quyền bán.
– Số hợp đồng: (+) là Long, (-) là Short.
– Nếu không phát sinh bất kỳ giao dịch gì thì: VWAP = DSPt – 1.
Trên đây, sàn phái sinh DCV Invest đã giới thiệu tới quý NĐT những thông tin cơ bản về thị trường chứng khoán phái sinh là gì cùng các ví dụ về chứng khoán phái sinh. Hy vọng các thông tin này giúp NĐT có cái nhìn rõ hơn về thị trường đầu tư mới mẻ này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP tư vấn đầu tư DCV (Sàn phái sinh DCV Invest)
Trụ sở: Tầng 12, Tòa Việt Á Tower, Số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: cskh@dcv.vn
Hotline: 024.9999.8669
Website: https://dcvinvest.com/